• TÁM KIẾN THỨC CHỦ ĐẠO - KIM CHỈ NAM CHO MỌI HÀNH ĐỘNG

    Thiết kế trang trại hữu cơ

    Sở dĩ việc thiết kế trang trại và các hạng được xếp 1 trong 8 mục Kiến thức chủ đạo trong canh tác hữu cơ là bởi vì chúng sẽ nhắm tới việc hạn chế tối đa các rủi ro và mối nguy có thể mang lại cho trang trại từ bên ngoài cũng như trong quá trình vận hành trang trại. Đối với các rủi ro bên ngoài, hàng rào cách ly để ngăn chặn không khí ô nhiễm bay theo gió vào trang trại hoặc hệ thống hào xung quanh trang trại sẽ ngăn chặn nước bị ỗ nhiễm trào vào trang trại. Có trường hợp nhằm ngăn chặn dịch bệnh xâm nhập trang trại thì hệ thống nhà kính, nhà lưới sẽ được áp dụng.

    Đối các rủi ro từ bên trong, nhất là rủi ro gây ra do chính các hoạt động hàng ngày nhất là khi tồn tại hai hệ thống canh tác vô cơ và hữu cơ tiến hành song song. Trong trường hợp đó một hệ thống nhà kho chứa vật tư nông nghiệp, nhà vệ sinh, phòng thay đồ và kho pha chế là yêu cầu bắt buộc. Bên cạnh đó, hồ trự nước để xử lý và cung cấp nước cho trang trại cũng được khuyến cáo xây dựng độc lập thay vì lấy trực tiếp để tưới từ bên ngoài. Ngoài ra việc làm sơ đồ/bình đồ trang trại (MAP) được phân lô rõ ràng sẽ rất hữu ích trong việc lên lịch canh tác và ghi chép nhật ký.

    1. Chuẩn bị một sơ đồ/bình đồ trang trại (MAP)

    • Khái niệm: sơ đồ là một bản vẽ thể hiện rõ ranh giới địa lý và tình trạng cây trồng của khu vực làm chứng nhận với các khu vực xung quanh, kèm theo sự phân lô nội bộ của các khu vực sản xuất (nếu có nhiều cây trồng tham gia chứng nhận hoặc có sự khác biệt giữa các khu vực nội bộ với nhau theo mùa vụ sản xuất).
    • Mục đích và ý nghĩa: việc thiết kế một sơ đồ là để có một cái nhìn tổng thể khu vực sản xuất cả về góc độ địa lý và cây trồng. Nhận diện môi nguy xung quanh khu vực làm chứng nhận và đánh giá, thiết kế lập kế hoạch sản xuất phục vụ việc theo dõi nhật ký canh tác, sao cho đảm bảo được tính chặt chẽ và lôgic khoa học.

    Bình đồ trang trại hữu cơ (MAP)

    • Yêu cầu sơ đồ cần có:

             - Thể hiện đầy đủ thông tin tên và địa chỉ trang trại.

             - Có la bàn để nhận diện hướng và chú thích chi tiết về bản vẽ.

             - Nhận diện rõ khu vực đăng ký chứng nhận với kí hiệu và diện tích rõ ràng trên mỗi lô sản xuất tương ứng.

             - Thể hiện được các khu vực giáp ranh là gì.

             - Đối với khu vực đồng bằng thì cần có hệ thống hào xung quanh và nội bộ trang trại để đảm bảo nước ở khu vực xung quanh không tràn vào trang trại. Ngượi lại nước thải hoặc nước mưa từ trong trang trại có thể thóa theo đường tiêu một cách triệt để.

             - Đối với vùng đồi núi thì cần thiết kế trang trại theo đường đồng mức hoặc ruộng bậc thang để tạo thành cái "bẫy" giữ nước mưa và chống sói mòn.

    * Lưu ý: diện tích trên sơ đồ phải khớp với diện tích trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và diện tích yêu cầu đánh giá thực tế.

    2. Hệ thống hàng rào (dải) cách ly

    Nếu xem bình đồ như một bản vẽ tổng thể cho trang trại thì hàng rào cách ly là hạng mục đầu tiên cần nghĩ tới khi thiết kết một trang trại hữu cơ. Vì bản chất của canh tác hữu cơ là nhằm ngăn ngừa những rủi ro có thể mang lại từ cả bên trong lẫn bên ngoài. Do các khu vực xung quanh luôn tiềm ẩn những rủi do từ chất thải sinh hoạt, nhà máy cho tới việc canh tác hóa học của các trang trại hàng xóm đều có thể gây ra những mối nguy cho trang trại hữu cơ. Sau khi đã có được sơ đồng trang trại chi tiết ở Bước 1 chúng ta cần tiến hành phương án làm hàng rào cách ly cho trang trại nếu tồn tại những rủi ro tiếm tàng.

    3. Thiết kế phần cứng

    Phần cứng hay phần cơ sở xây dựng như nhà kho chứa vật tư, vật dụng canh tác, nhà pha chế, nhà vệ sinh, nhà thay đồ bảo hộ lao động... là một trong những yêu cầu căn bản của vùng trồng hữu cơ. Mục đích chính là để làm giảm thiểu tới mức tối đa sự xâm nhiễm chéo trong trường hợp có canh tác song song giữa hữu cơ với canh tác truyền thống.

    Nhà xưởng không cần yêu cầu phải quy mô cụ thể, xong tùy theo quy mộ của trang trại mà có thể tiến hành xây dựng cho phù hợp với hoạt động của trang trại. Phần cứng cần có bảng tên và chỉ dẫn rõ ràng.

    Trường hợp trang trại tự chế biến phân bón, chế phẩm sinh học để phòng trừ dịch hại hoặc nhà sơ chế thì sẽ cần có thêm các cơ sở vật chất phù hợp.

    Đối với trường hợp làm chứng nhận nhà sơ chế, chế biến nông sản thì yêu cầu phần thiết kế nhà xưởng sẽ chi tiết và đầy đủ hơn kèm theo các tiêu chuẩn hay quy định ngành cụ thể như việc quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm hoặc hệ thống quản lý ISO, HACCP, 5S... tùy theo loại chứng nhận đăng ký.

    4. Đa dạng sinh học và thảm thực vật che phủ

    Tại sao nông nghiệp hữu cơ khuyến khích đa dạng sinh học và cần tạo ra các thảm thực vật để che phủ mặt đất? Để trả lời câu hỏi này thì chúng ta nên bắt đầu từ những quan sát tực tế từ các khu rừng hay các khu vực đầm lầy trong tự nhiên chúng ta sẽ thấy trong các hệ sinh thái ấy luôn tồn tại cùng lúc nhiều loại động thực vật chung sống với nhau một cách tự nhiên mà không cần tới sự chăm sóc nào nhưng muôn loài vẫn sinh sôi nảy nở và tồn tại hàng ngàn năm như thế. Điều này chỉ có thể giải thích bằng nguyên lý của chuỗi thức ăn và lưới thức ăn. Theo đó, muôn loài trong một hệ sinh thái đều có mối tương quan qua lại với nhau. Theo đó, loài này vừa ăn hay là thức ăn của loài khác trong hệ sinh thái. Chính mối tương quan qua lại như vậy mà không có một loài nào được sinh ra qúa nhiều tới mức lấn át loài khác dẫn tới nguy cơ phá vỡ sự cân bằng của hệ sinh thái. Ở chiều ngược lại, khi chúng ta trồng trọt canh tác, do đây là một một hệ sinh thái nhân tạo nghĩa là chỉ canh tác một hoặc một vài loại cây trồng, vật nuôi. Điều này đã bẻ gẫy chuỗi và lưới thức ăn tự nhiên khiến cho cỏ dại và dịch hại có xu hướng phát triển thái quá làm vã vỡ thế cân bằng và gây thất bát mùa màng hoặc phải dùng qúa nhiều hóa chất công nghiệp hòng duy trì và bảo toàn hệ hệ sinh thái. Đa dạng sinh học trogn canh tác hữu cơ sẽ phần nào giữ cho hệ sinh thái trở nên cân bằng và làm giảm bớt các bất cập về dịch hại và sự thiếu hụt dinh dưỡng.

    Xen canh và đa canh với các loại cây trồng hữu ích

    * Lưu ý: diện tích trên sơ đồ phải khớp với giấy tờ pháp lý, chẳng hạn giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mà chủ trang trại sở hữu, hợp đồng thuê hay được cơ quan có thẩm quyền xác nhận là đất khai hoang...

    Xem thêm bài: Đa dạng sinh học và tạo thảm thực vật che phủ

    5. Đánh giá mối nguy và phương thức loại trừ

    Khi lựa chọn vùng đất để lập trang trại hữu cơ, một trong những vấn đề hết sức quan trọng là lựa chọn vị trí cũng như việc thiết kế sao cho có thể loại bỏ hoặc hạn chế tới mức tối đa các rủi ro từ bên ngoài có thể mang tới cho trang trại là điều kiện hết sức quan trọng. Muốn thế chúng ta cần nhận diện được các mối nguy hiện hữu và tiềm tàng, cũng như định lượng được mối nguy và mức độ để từ đó đưa ra các giải pháp và cách thức loại bỏ chúng ra khỏi danh sách mối nguy cho trang trại.

    Kiểm tra chất lượng đất

    Một trong những phương pháp loại trừ hoặc hạn chế tới mức tối đa sự nhiễn tạp từ bên ngoài hoặc từ bên trong là lấy mẫu đất, nước hoặc nông sản định kỳ hoặc bất cứ khi nào nghi ngờ có phát sinh mối nguy. Đối với mẫu đất nước thì đặc biệt chú ý các kim loại nặng và vi sinh vật có hại. Đối với mẫu nông sản thì tồn dư hóa học là điểm đáng quan tâm hàng đầu.  

    QNQ.vn

    Bình luận

    SẢN PHẨM & KHÓA HỌC TIÊU BIỂU