• TÁM KIẾN THỨC CHỦ ĐẠO - KIM CHỈ NAM CHO MỌI HÀNH ĐỘNG

    Chương trình hữu cơ của chính phủ Nhật Bản (JAS)

    Về tiêu chuẩn JAS

    Luật JAS là tên viết tắt của Japanese Agricultural Standards (JAS) System, có nghĩa là “Luật liên quan đến các tiêu chuẩn nông nghiệp và lâm nghiệp Nhật Bản”. Luật JAS bao gồm đối tượng: Thực phẩm và đồ uống, chất béo và dầu, và các mặt hàng khác theo quy định của chính phủ Nhật Bản. Tuy nhiên, đồ uống có cồn, dược phẩm, v.v... lại không phải đối tượng thuộc phạm vi điều luật này. Tiêu chuẩn JAS có tổng cộng hơn 200 tiêu chuẩn đã được thiết lập cho hơn 70 mặt hàng và bao gồm luôn cả bốn (4) loại chứng nhận hữu cơ. Đó là, Nông sản hữu cơ, Thực phẩm chế biến hữu cơ, Thức ăn hữu cơ cho gia súc, Sản phẩm chăn nuôi hữu cơ. Theo đó, Tiêu chuẩn hữu cơ cho trồng trọt của chính phủ Nhật Bản được ban hành bởi Thông báo số 1605 của Bộ Nông Lâm và Thủy sản, ban hành ngày 27/10/2005.

    Biểu tượng (Logo) và nhận diện

    Logo hữu cơ Nhật Bản

    Kể từ năm 1999 Tiêu chuẩn Nông nghiệp Nhật Bản liên quan đến thực phẩm hữu cơ (JAS) được thiết lập theo Hướng dẫn của Codex là một cơ sở dữ liệu về an toàn thực phẩm do Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp thế giới (FAO) và Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cùng nhau xây dựng từ năm 1963. Để được dán nhãn/Logo JAS, các thực phẩm bắt buộc phải đạt được chứng nhận hữu cơ. 

    Tiêu chuẩn JAS được soạn thảo và trình bày với nội dung quy định về hệ thống tiêu chuẩn ghi nhãn chất lượng, cho phép các sản phẩm đã qua kiểm định chất lượng được dán nhãn JAS. Cũng theo đó, các nhà sản xuất và bán hàng phải thực hiện dán nhãn phù hợp với tiêu chuẩn theo quy định.

    Chứng nhận đạt được sẽ khác nhau tùy thuộc vào tiêu chuẩn JAS được sử dụng và nội dung nghiệp vụ. Có hai hình thức ghi nhận hình thức chứng nhận: (1) Người quản lý quy trình sản xuất - Là các doanh nghiệp trên thực tế có sản xuất thực phẩm hữu cơ và dán nhãn hiệu JAS cho sản phẩm đó; và (2) Doanh nghiệp chịu trách nhiệm chia nhỏ - Là các doanh nghiệp đóng gói lại các sản phẩm JAS của nhà sản xuất và gắn lại nhãn hiệu JAS.

    Để chuyên biệt hóa chứng nhận hữu cơ JAS lại tiếp tục phân nhỏ theo nội dung công việc. Chẳng hạn,

    • Người quản lý quy trình sản xuất nông sản hữu cơ: Sản xuất nông sản hữu cơ và gắn nhãn hiệu JAS. Ví dụ, nhà sản xuất lúa và rau, nhóm sản xuất.
    • Người quản lý quy trình sản xuất thực phẩm chế biến hữu cơ: Sản xuất thực phẩm chế biến hữu cơ và gắn nhãn hiệu JAS. Ví dụ, Nhà sản xuất thực phẩm chế biến như đậu phụ và nước trái cây v.v..
    • Người quản lý quy trình sản xuất sản phẩm chăn nuôi hữu cơ: Sản xuất sản phẩm chăn nuôi hữu cơ và gắn nhãn hiệu JAS. Ví dụ: Nhà sản xuất các sản phẩm chăn nuôi như người chăn nuôi gia cầm, người chăn nuôi bò sữa.
    • Doanh nghiệp thực hiện chia nhỏ nông sản hữu cơ: Đóng gói lại nông sản hữu cơ và gắn nhãn hiệu JAS. Ví dụ, Doanh nghiệp đóng bao bì cho rau hay doanh nghiệp xay xát gạo.
    • Doanh nghiệp thực hiện chia nhỏ thực phẩm chế biến hữu cơ: Đóng gói lại thực phẩm chế biến hữu cơ và gắn nhãn hiệu JAS. Ví dụ, Doanh nghiệp đóng gói hoa quả sấy.

    Hiện nay, tại Nhật Bản, chứng nhận hữu cơ JAS đang là một trong những chứng nhận được người Nhật tin dùng và lấy đó làm cơ sở khi mua sắm. Điều này có nghĩa là nếu các doanh nghiệp nước ngoài muốn xuất khẩu sản phẩm nông sản sang thị trường Nhật Bản thì không thể bỏ qua việc tìm hiểu về tiêu chuẩn JAS này để nắm bắt cơ hội đảm bảo chất lượng sản phẩm tốt nhất, đạt chuẩn JAS.

    Danh mục phân bón và vật tư phòng trừ dịch hại

    Xem chi tiết: Danh mục các chất được phép và các chất cấm trong canh tác hữu cơ

    QNQ.vn

    Tổng hợp và biên dịch

    Bình luận

    SẢN PHẨM & KHÓA HỌC TIÊU BIỂU