• TÁM KIẾN THỨC CHỦ ĐẠO - KIM CHỈ NAM CHO MỌI HÀNH ĐỘNG

    Tiêu chuẩn lược sử

    Về bản chất, tiêu chuẩn là sự thống nhất hay cách thống nhất về một điều gì đó. Có thể là về sản phẩm, dịch vụ, quy trình... hay tổng quát hơn là một quy ước nào đó mang tính đại diện nhất cho một đối tượng cụ thể nào đó. Như vậy chúng ta có thể hiểu rằng tiêu chuẩn là thước đo, là cái cân giúp cho chúng ta thấy đúng, cái thấy chân chánh giúp cho chúng ta tìm ra những chuẩn mực để có thể biết rằng hành động đó là đúng hay sai, tốt hay xấu…, là một công cụ của cuộc sống dựa vào cơ sở khoa học có thể định lượng được mà thiết lập một sự phân biệt rõ ràng giữa đúng và sai, giữa điều nên và điều không nên làm, nhằm nêu ra nguyên tắc tổng quát để đánh giá các hành động. Như vậy có thể thấy, tiêu chuẩn là một quy ước mang tính đại diện. Nó vừa mang đặc tính của cơ sở khoa học lý luận, vừa mang tính quy ước văn hóa.

     

    Quá trình sinh - diệt và tiến trình giải thoát

    Nếu sơ lược lại lịch sử hình thành và phát triển của nhân loại. Chúng ta sẽ thấy giữa các thời kỳ có sự khác nhau về nhận thức đó là điều hết sức bình thường do quá trình tiến hóa không ngừng của khoa học và tư duy nhận thức. Tuy nhiên, thời kỳ nào cũng thế chúng ta vẫn rất cần một chuẩn mực hay những quy ước chung cho các hoạt động và hành xử đúng đắn. Chính điều này đã giúp cho loài người vượt lên trên tất cả các loài vật khác trên hành tinh. Sự khác biệt này chính là nhờ trí tuệ. Mà trí tuệ thì cần có thước đo và chuẩn mực để đánh giá và nhìn nhận một cách khách quan qua các thời kỳ phát triển khác nhau của xã hội loài người để từ đó có thể thấy được mối quan hệ hữu cơ biện chứng lẫn nhau quan trọng như thế nào. Chúng ta có thể sơ lược qua một số thời kỳ chủ yếu của lịch sử hình thành loài người thông qua một số mốc chính như sau:

    Thời kỳ sơ khai

    Đây chính là thời kỳ tiền sử của loài người. Thời kỳ này được đặc trưng bởi lối sống chủ đạo còn rất hoang dã - săn bắt, hái lượm và ăn lông, ở lỗ. Loài người chưa hề có khái niệm nuôi trồng, phân công hay tổ chức xã hội còn rất đơn sơ theo kiểu bầy đàn.

    Ăn gì cho không độc hại (phần 4): Thời Đồ đá tuy cực mà “hoàng kim” về sức  khỏe

    Hình minh họa cho lối sống săn bắt, hái lượm thời xưa (không rõ tác giả)

    Về mặt quy luật phát triển tự nhiên thì đây là thời kỳ sơ khai do đó, tuy thời kỳ này chưa nảy sinh bất kỳ vấn đề gì liên quan gì tới hệ lụy và mặt trái của quá trình phát triển. Chưa có vấn nạn thực phẩm ô nhiễm hay môi trường bị hủy hoại. Về cơ bản khía cạnh khoa học, phát triển tư duy và nét đặc trưng văn hóa xã hội ở mức rất sơ khai. Do đó, về cả góc độ Tôn giáo, Văn hóa và Khoa học chưa nảy sinh vấn đề tổ chức và quản trị xã hội phức tạp. Mọi thứ diễn ra rất tự nhiên mà chưa hề đi ngược hay chống đối lại các quy luật vận hành của vũ trụ. Và đấy cũng là lý do mà khái niệm, thuật ngữ hay ranh giới vô cơ, hữu cơ hoàn toàn diễn ra tự nhiên theo quy luật vận hành của thiên nhiên theo hướng tự sinh - tự diệt. Nếu ai đó nói đây là bản chất của hữu cơ là chưa đúng mà chính xác chỉ là mọi thứ diễn ra gần gũi với tự nhiên và theo quy luật của tự nhiên do chưa có bất kỳ sự can thiệp thô bạo của con người tới các mắt xích còn lại của tự nhiên. Hiểu một cách đơn giản nhất thì thời kỳ này cân bằng sinh thái vẫn hoàn toàn diễn ra tự nhiên và cân bằng. Chưa nảy sinh bất cứ một sự mất cân bằng sinh thái giữa các tầng bậc của chuỗi thức ăn và lưới thức ăn dù cho loài người đã bắt đầu đứng ở vị trí nổi trội hơn trong các mắt xích sinh thái còn lại. Có người gọi thời kỳ này là thời kỳ đồ đá do công cụ sinh hoạt chính của thời kỳ này là các công cụ làm thô sơ từ đá. Mặc dù có những bài viết rất cụ thể cho thấy loài người khỏe nhất nhất nếu sinh sống theo kiểu săn bắt, hái lượm. Tuy nhiên, xu hướng đảo ngược này là không thể.

    Thời kỳ thần nông

    Đặc trưng và khác biệt đầu tiên của thời kỳ này là loài người đã chuyển từ việc thu lượm thức ăn có sẵn trong tự nhiên theo phương pháp săn bắt, hái lượm qua hình thức nuôi trồng. Mặc dù, các hoạt động nuôi trồng vẫn hoàn toàn mang tính tự nhiên và không can thiệp thô bạo của khoa học kỹ thuật. Xong họ đã biết chủ động và quản lý công việc nuôi trồng của mình để có thu hoạch thay vì chỉ đi tìm kiếm và thu hái như ở thời kỳ tiền sử.

    Tập tin:Egyptianplow.jpg

    Thời kỳ thần nông có thể được chia ra thành các thời kỳ chi tiết hơn dựa theo việc loài người can thiệp và tác động các mức độ khoa học khác nhau trong việc nuôi trồng và thu hái. Theo đó, thời kỳ tiền thần nông các hoạt động nuôi trồng chỉ hoàn toàn tự phát và can thiệp hết sức sơ khai về mặt canh tác. Chẳng hạn việc gieo, trồng cũng chỉ diễn ra đơn giản là bỏ những cây con giống ở những môi trường khiến chúng có thể sinh nở và phát triển mà chưa hề có sự can thiệp cơ giới hay bất cứ hình thức canh tác nào. Thời kỳ tiếp theo của thời kỳ thần nông là việc chế tác ra các công cụ thô sơ để thay thế và hỗ trợ các công việc đồng áng cho con người. Thời kỳ hậu thần nông, loài người đã phát triển kỹ thuật nuôi trồng đến một cấp độ cao hơn. Họ đã biết vận dụng các kỹ năng quan sát thời tiết, khí hậu và thờ cúng thần linh để mong việc nuôi trồng được mưa thuận gió hòa và đạt được kết quả mong muốn.

    Nghi thức cũng thần Nông

    Tuy thế, thời kỳ thần nông mọi sinh hoạt và nuôi trồng cũng chỉ dựa vào những thứ có sẵn hoặc các văn hóa, tập tục cũng như khoa học kỹ thuật hết sức thô sơ. Đặc trưng của thời kỳ này vẫn dựa vào tự nhiên thông qua việc thờ cúng và tế lễ thay vì thay đổi quy luật của tự nhiên. Chính điều này dẫn tới kết quả là chưa xảy ra những biến cố hay hệ lụy gì đáng kể. Điều này cũng có thể hiểu đây không phải là dấu hiệu của thời kỳ hữu cơ cổ xưa như một số người đã mặc nhận. Thời kỳ hậu thần nông, kinh nghiệm và tập tục lễ tế được xem trọng và tuân thủ như những tín ngưỡng tôn giáo. Thời kỳ này các quy luật phát triển và mối quan hệ "hữu cơ" giữa các mắt xích của hệ sinh thái chưa bị phá vỡ hoặc bị mất cân bằng dù những tác động của con người cũng đã ít nhiều thiên về hướng phục vụ lợi ích của con người. Chính điều này mà thời kỳ này cũng chưa nên xem là thờ kỳ hữu cơ xưa như một số người đang nhắc tới. Suy cho cùng đó vẫn chỉ là những hoạt động nằm trong phạm vị và quy luật vận hành của tự nhiên.

    Thời kỳ cách mạng công nghiệp

    So với hai thời kỳ trước đây thì thời kỳ cách mạng công nghiệp diễn ra nhanh và ngắn nhất và được biết tới từ cuối thế kỷ 18, đầu thế kỷ 19, đặc trưng bởi sự ra đời của các loại máy móc công nghiệp và hàng loạt các sản phẩm từ ngành công nghiệp, hóa học trong đó có cả hóa học cho ngành nông nghiệp được phổ biến ở cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20.

    Phần 2. Căn nguyên từ công nghiệp hóa

    Một trong những nét đặc trưng của thời kỳ cuối của cuộc cách mạng công nghiệp là sự phát triển vũ bão của công nghiệp hóa học. Cân bằng sinh thái bị phá vỡ nghiêm trọng theo mong muốn chủ quan của con người. Đất đai bị khai thác thái quá bằng cách tăng vụ sản xuất, độc canh cây trồng vật nuôi. Các loại hóa chất hủy diệt và các chất điều hòa sinh trưởng nhân tạo được sử dụng mà không hề xem xét tới các hậu quả xấu gây ra cho tới khi những vấn đề nảy sinh hiển hiện như mùa màng thất bát do đại dịch, bệnh tật và thiên tai bão lũ hoành hành khắp nơi mà chưa có những biện pháp hữu hiệu để phòng ngừa và khắc phục. Chính những cảnh báo từ thiên nhiên này là những hồi chuông cảnh tỉnh cho thời đại công nghiệp hóa cần sớm kết thúc hoặc điều chỉnh theo hướng giảm tối đa sự chống đối hay đi ngược với quy luật vận hành của tự nhiên. Đây có thể được xem là thời kỳ buộc loài người phải tìm kiếm một giải pháp căn cơ và bền vững hơn cho mô hình phát triển lâu dài và bền vững.

    Thời kỳ hậu công nghiệp hóa - tiền hữu cơ

    Trải qua khoảng 3 thế kỷ, với sự phát triển ồ ạt và lan rộng tất cả các lĩnh vực công nghiệp từ dệt may, xây dựng, công nghiệp, vật liệu mới cho tới nông nghiệp và y học. Công nghiệp hóa tuy tạo ra nhiều của cải vật chất về mặt số lượng thì cũng bắt đầu bộc lộ những hạn chế và những hệ lụy nặng nề. Đe dọa sự mất cân bằng và phát triển bền vững ở tất cả các khía cạnh của cuộc sống. Môi trường ô nhiễm, thiên tai dịch họa và sức khỏe nhân loại cũng trở nên khó lường với những căn bệnh nan y thời đại và dịch hại ngày càng khó kiểm soát.

    Năm 1921, người sáng lập và tiên phong của phong trào hữu cơ, Ngài Albert Howarai và vợ là Gabrielle Howard, đã trở thành những nhà thực vật học, thành lập một Viện Công nghiệp thực vật để cải thiện phương pháp canh tác truyền thống ở Ấn Độ. Tuy nhiên, mọi sự bức xúc đều bắt nguồn từ “Cuộc cách mạng hóa học vào những năm 1940”.

    Phong trào hữu cơ quốc tế được thành lập tại  Pháp từ năm 1972 (IFOAM). Do một tổ chức nông dân Pháp tổ chức và có sự tham dự của 5 nước: (1) Lady Eve Balfour đại diện cho Hiệp hội Đất của Vương quốc Anh; (2) Kjell Arman đại diện cho Hiệp hội Động lực học Thụy Điển; (3) Pauline Raphaely đại diện cho Hiệp hội Đất Nam Phi; (4) Jerome Goldstein đại diện nhà xuất bản Rodale, Inc. của Hoa Kỳ; và (5) Roland Chevriot đại diện Nature et Progrès của Pháp.

    Năm 2019, khoảng 70.000.000 hecta trên toàn thế giới đã được canh tác hữu cơ, chiếm khoảng 1,4% tổng diện tích đất nông nghiệp trên thế giới.

    Tổng quan về nông nghiệp hữu cơ

    Tại Việt Nam các lý thuyết quản lý cây trồng như IPM, ICM, “3 giảm, 3 tăng”, VietGAP...tiền đề của nông nghiệp hữu cơ cũng được phổ biến rộng rãi trong nhiều năm qua. Hiện nay, Việt Nam đã có bộ TCVN11041-2017, nghị định 109/2018/NĐ-CP và nhiều chủ trương chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp hữu cơ.

    Nguyễn Văn Quyền (Th.S.NNHC)

    Bình luận

    SẢN PHẨM & KHÓA HỌC TIÊU BIỂU