• TÁM KIẾN THỨC CHỦ ĐẠO - KIM CHỈ NAM CHO MỌI HÀNH ĐỘNG

    Các biện pháp phòng trừ dịch hại trong canh tác hữu cơ

    Mọi vấn đề đều có căn nguyên. Giải quyết vấn đề cần phải bắt đầu từ nguyên nhân gốc dễ. Canh tác hữu cơ truy nguyên nguồn gốc và xử lý thuận theo quy luật của tự nhiên. Kết hợp tất cả các phương pháp nhằm hạn chế tối đa tác hại từ bên ngoài và gia tăng sức mạnh của nội lực. Tạo ra một môi trường để các yếu tố có lợi phát triển tối đa và kìm chế các yếu tố bất lợi. Đó chính là triết lý sâu sắc của canh tác hữu cơ.

    Các loại thảo mộc dùng để đa dạng sinh học và phòng ngừa dịch hại

    Để hiểu một cách đơn giản và sâu sắc nhất về vấn đề này chúng ta hãy lấy thí dụ về câu chuyện muối dưa hay lên men sữa chua... Khi chúng ta tạo điều kiện thuận lợi hoặc đưa các tác nhân có lợi vào thì quá trình lên men sẽ diễn ra một cách hoàn toàn và theo hướng có lợi cho quá trình lên men. Ngược lại, chúng sẽ bị hư vì các tác nhân bất lợi sẽ phát triển.

    1. Biện pháp canh tác - phương pháp nội lực

         Mục đích chính của biện pháp canh tác là tạo ra một hệ sinh thái tốt nhất cho cây trồng sinh trưởng và phát triển. Chẳng hạn, luân canh, xen canh một cách khoa học, chọn giống, thời vụ với khoảng cách phù hợp điều kiện thổ những. Cụ thể:

    • Biện pháp giống:

         Chọn hạt giống kháng bệnh hoặc phù hợp với đặc điểm sinh thái của địa phương là rất quan trọng. Đặc biệt trong canh tác hữu cơ cần tránh sử dụng hạt giống biến đổi gien, giống xử lý hóa chất... Xem thêm: Giống hữu cơ

    • Biện pháp vật lý:

              - Loại trừ/ bắt côn trùng bằng tay hoặc lưới

              - Dùng bẫy đèn (đặt đèn trên mặt nước đựng trong một cái xô, côn trùng bay tới và rơi vào xô nước)

              - Đặt que (làm tổ cho chim tới ăn côn trùng)

              - Làm bù nhìn (khiến chim ăn hạt sợ mà không dám tới gần)

              - Dùng lưới chắn để bảo vệ cây khỏi sự phá hoại của côn trùng.

              - Dùng miếng dính công trùng, nhà lưới...

              - Dùng màng phủ, thảm sinh học (trồng cây họ đậu) để khống chế cỏ dại và công trùng trong đất.

    • Biện pháp quản lý dinh dưỡng

              - Bón phân hữu cơ, sử dụng vi sinh, trồng cây hị đậu... và bổ xung dinh dưỡng theo nguyên tắc của canh tác hữu cơ: Xem thêm

    • Biện pháp sinh học:

              - Dùng thiên địch

    Đấu tranh sinh học - Loài này ăn và lại là thức ăn của loài khác

            - Trồng cây thu hút hoặc xua đuổi côn trùng

            - Trồng cây đối kháng

    2. Biện pháp dùng chế phẩm sinh học - phương pháp hỗ trợ ngoại lực

    • Các chất có nguồn gốc thảo mộc:

          - Các sản phẩm chế biến từ cây Neem (xoan) hiện nay đã được đưa vào ứng dụng rộng rãi trong công tác bảo vệ thực vật. Do trong hạt Neem (Azadirachta indica A. Juss ) có chứa họat chất Azadirachtin, có hiệu lực phòng trừ nhiều lọai sâu hại trên cây trồng như lúa, rau màu, cây công nghiệp, cây ăn trái, hoa kiểng. Lọai thuốc có nguồn gốc thảo mộc này không tạo nên tính kháng của dịch hại, không ảnh hưởng đến thiên địch và không để lại dư lượng trên cây trồng. Thuốc tác động đến côn trùng gây hại bằng cách gây sự ngán ăn, xua đuổi, ngăn sự lột xác của côn trùng cũng như ngăn cản sự đẻ trứng là giảm khả năng sinh sản. Có thể tự điều chế các chất diệt côn trùng từ hạt neem, và lá neem. Cũng có thể mua các sản phẩm thương mại được sản xuất từ dầu neem. Nhưng phải đảm bảo đúng yêu cầu của các loại chứng nhận.

    Neem là một loại cây trồng rất hữu ích trong nông nghiệp hữu cơ

             - Tro (bột), lá cây thuốc lá (đã xử lý nicotin nguyên chất), hạt đay (dạng bột), ớt, các loại cây thảo mộc khác như thuốc cá, hạt mã tiền...

               - Tinh dầu thiên nhiên triết xuất từ thảo mộc cũng có thể dùng để xua đuổi hay hạn chế sự phá hoại của sâu bệnh, đặc biệt là tinh dầu xả, cam, chanh...

             - Họat chất Rotenone được chiết xuất từ hai giống cây họ đậu là Derris elliptica Benth và Derris trifoliata (cây Cóc Kèn) có thể sử dụng như một lọai thuốc trừ sâu thảo mộc có tác dụng diệt trừ sâu rầy trên lúa, ốc bươu vàng cũng như các lọai cá dữ, cá tạp trong ruộng nuôi tôm.

    • Dùng chế phầm vi sinh
    Chế phẩm BT

    QNQ.vn

    Bình luận

    SẢN PHẨM & KHÓA HỌC TIÊU BIỂU