• TÁM KIẾN THỨC CHỦ ĐẠO - KIM CHỈ NAM CHO MỌI HÀNH ĐỘNG

    BREEAM, GBC Và LEED, các hệ thống đánh giá kiến trúc xanh trên thế giới

    Kiến trúc xanh rõ ràng là một công trình có tính hệ thống rất phức tạp, không chỉ yêu cầu kiến trúc sư có quan điểm bảo vệ môi trường sinh thái và có những phương pháp thiết kế tương ứng mà còn yêu cầu các cấp quản lý, nhà doanh nghiệp có ý thức bảo vệ môi trường mạnh mẽ. Sự can thiệp của các quan hệ hợp tác nhiều tầng nấc này đòi hỏi trong cả quá trình xác lập một hệ thống đánh giá và chứng thực rõ ràng, lấy phương thức định lượng để kiểm tra hiệu quả đạt được mục tiêu sinh thái của thiết kế kiến trúc, dùng những chỉ tiêu nhất định để so sánh mức độ thực hiện tính năng môi trường mong muốn đã đạt được. Hệ thống đánh giá không những chỉ đạo thực tiễn kiểm nghiệm kiến trúc xanh, đồng thời cũng đưa ra thị trường những hạn chế và quy định, thúc đẩy nghiên cứu nhiều hơn các yếu tố môi trường trong quá trình thiết kế, vận hành, quản lý và bảo vệ, hướng kiến trúc phát triển trên quỹ đạo tiết kiệm năng lượng, bảo vệ môi trường, lành mạnh dễ chịu, coi trọng hiệu quả kinh tế.

    Khi con người ngày càng nâng cao nhận thức về “sống xanh” thì các công trình xanh cũng là điều thu hút được sự quan tâm của đông đảo mọi người. Có thể chúng ta đã từng nghe thấy người khác nhắc đến “công trình xanh”. Vậy một công trình như thế nào thì được đánh giá đủ tiêu chuẩn công trình xanh? Và để đánh giá về một công trình xanh chúng ta có thể có những cách thức đánh giá như thế nào?

    Trong những năm gần đây phương pháp đánh giá môi trường kiến trúc khác nhau, trong đó hệ thống đánh giá kiến trúc xanh mà các nước Anh, Mỹ, Canada thực hiện khá thành công, đáng được nghiên cứu học hỏi. Trong đó, phương pháp đánh giá của Tổ chức Nghiên cứu Xây dựng Anh BREEAM là một phương pháp đang được quan tâm nhiều nhất.

    Logo bộ tiêu chuẩn đánh giá công trình xanh

    Phương pháp đánh giá của BREEAM do Tổ chức Nghiên cứu Xây dựng Anh Building Research Establishment – BRE và một số nhà nghiên cứu tư nhân cùng đưa ra sớm nhất vào năm 1990, mục đích là để chỉ đạo thực tiễn xây dựng xanh một cách có hiệu lực và giảm thiểu ảnh hưởng tiêu cực của xây dựng đối với môi trường khu vực và toàn cầu.

    BREEAM 98 là hệ thống đánh giá thiết kế của những người sở hữu, những người thiết kế và những người sử dụng kiến trúc, lấy bình luận nhận xét kiến trúc trong suốt tuổi thọ của nó, bao gồm tính năng môi trường của mọi giai đoạn từ chọn địa điểm, thiết kế, thi công, sử dụng cho đến cuối cùng là dỡ bỏ, thông qua đánh giá một loạt vấn đề môi trường như ảnh hưởng của kiến trúc đối với môi trường toàn cầu, khu vực, địa điểm kiến trúc và nội thất, cuối cùng BREEAM cấp cho kiến trúc chứng thực về môi trường.

    Trước tiên, BREEAM cho rằng đối với hạng mục kiến trúc ở vào các giai đoạn khác nhau thì nội dung đánh giá tương ứng cũng khác nhau. Nội dung đánh giá gồm 3 mặt: Tính năng kiến trúc, thiết kế xây dựng và vận hành quản lý, trong đó đối với kiến trúc ở vào giai đoạn thiết kế, giai đoạn mới xây và giai đoạn mới xây xong và đang tu sửa thì đánh giá 2 mặt tính năng kiến trúc và thiết kế xây dựng, tính toán đẳng cấp BREEAM và chỉ số tính năng môi trường, đối với kiến trúc hiện có đang được sử dụng hoặc một bộ phận thuộc về hạng mục quản lý môi trường đang được đánh giá thì đánh giá 2 mặt tính năng kiến trúc, quản lý và vận hành, tính toán đẳng cấp BREEAM và chỉ số tính năng môi trường; đối với kiến trúc hiện có nhưng không dùng đến hoặc kiến trúc chỉ cần tiến hành kiểm tra kết cấu và cấu trúc phục vụ có liên quan thì đánh giá tính năng kiến trúc và tính toán chỉ số tính năng môi trường mà không cần tính toán đẳng cấp BREEAM.

    Các điều mục đánh giá bao gồm 9 mặt lớn:

    1. Quản lý: Chính sách và quy trình;

    2. Lành mạnh và dễ chịu: Môi trường trong và ngoài phòng;

    3. Năng lượng: Tiêu hao năng lượng và phát thải CO2;

    4. Vận tải: Quy hoạch địa điểm hữu quan và phát thải CO2 khi vận tải;

    5. Nước: Vấn đề tiêu hao và rò rỉ;

    6. Nguyên vật liệu: Chọn lựa nguyên liệu và tác dụng đối với môi trường;

    7. Sử dụng đất: Cây xanh và sử dụng đất;

    8. Sinh thái khu vực: Giá trị sinh thái của địa điểm;

    9. Ô nhiễm: Ô nhiễm không khí và nước.

    Mỗi điều mục chia ra nhiều điều mục nhỏ, tiến hành đánh giá kiến trúc lần lượt trên 3 mặt tính năng kiến trúc hoặc thiết kế và xây dựng hoặc quản lý và vận hành. Đáp ứng yêu cầu tức là có thể có được số điểm tương ứng.

    Cộng các điểm của các tính năng kiến trúc lại để được điểm của tính năng kiến trúc BPS, cộng các tổng điểm của hai mặt thiết kế và xây dựng, quản lý và vận hành, căn cứ khoảng thời gian khác nhau của hạng mục kiến trúc tính ra điểm của BPS + thiết kế và xây dựng hoặc BPS + quản lý và vận hành để được tổng điểm đẳng cấp BREEAM. Ngoài ra, từ giá trị BPS căn cứ bản chuyển hoán chuyển ra chỉ số tính năng môi trường EPI. Cuối cùng, tính năng môi trường của kiến trúc thì lấy số điểm lượng hoá trực quan để cho ra. Căn cứ số điểm, BRE quy định 4 đẳng cấp đánh giá BREEAM là: Đạt, tốt, rất tốt và xuất sắc.

    Từ năm 1990 tiến hành lần đầu tiên đến nay, BREEAM không ngừng hoàn thiện và mở rộng, tính có thể thao tác nâng cao lên rất nhiều, cơ bản thích ứng yêu cầu của thị trường, đến năm 2000 đã đánh giá hơn 500 hạng mục kiến trúc, trở thành mẫu mực cho các nước có lĩnh vực nghiên cứu tương tự: Canada và Australia đã xuất bản hệ thống BREEAM, Hồng Kông cũng ban hành hệ thống đánh giá tương tự: HK-BEAM.

    Green Building Challenge là một phương pháp đánh giá do Bộ Tài nguyên Thiên nhiên Canada Natural Resources Canada khởi xướng và lãnh đạo, đến tháng 10/2000 có 19 nước tham gia và soạn thảo dùng để đánh giá tính năng môi trường của kiến trúc. Sự phát triển của GBC trải qua 2 giai đoạn: Hai năm đầu tiên có 14 nước tham gia, tháng 10/1998, hội nghị quốc tế “Thách thức kiến trúc xanh 98” Green Building Challenge 98 tổ chức tại Vancouver Canada, hai năm sau thêm nhiều nước gia nhập, kết quả là GBC 2000 được giới thiệu tại Hội nghị kiến trúc bền vững quốc tế tổ chức tại Maastricht Hà Lan tháng 10/2000. Mục đích của “Thách thức kiến trúc xanh” là phát triển một bộ chỉ tiêu tham số tính năng thống nhất, thiết lập tiêu chuẩn đánh giá tính năng kiến trúc xanh toàn cầu và hệ thống chứng thực, làm cho những thông tin tính năng kiến trúc có ích có thể trao đổi giữa các quốc gia và cuối cùng làm cho các ví dụ có thực về kiến trúc xanh giữa các khu vực và quốc gia trở nên có thể so sánh được. Ngày nay trong xu thế toàn cầu hoá kinh tế ngày càng rõ rệt, công việc này có ý nghĩa sâu xa.

    Green Building Information Council - Canada

    Phạm vi đánh giá GBC 2000 bao gồm kiến trúc xây mới và kiến trúc cải tạo thành mới. Sổ tay đánh giá gồm 4 cuốn: tổng luận, kiến trúc văn phòng, kiến trúc trường học, nhà ở tập hợp. Mục đích đánh giá là để bình xét tính năng môi trường của kiến trúc sau khi thiết kế và hoàn công. Tiêu chuẩn bình xét có cả thảy 8 bộ phận:

    - Bộ phận thứ nhất: chỉ tiêu phát triển bền vững của môi trường. Đây là tiêu chuẩn lượng hoá tính năng cơ bản dùng để so sánh giữa các kiến trúc được nghiên cứu của các quốc gia khác nhau trong GBC 2000;

    - Bộ phận thứ hai: tiêu hao tài nguyên, vấn đề tiêu hao tài nguyên thiên nhiên của kiến trúc;

    - Bộ phận thứ ba: phụ tải môi trường, áp lực của chất thải gây ra đối với môi trường tự nhiên khi xây dựng, vận hành và dỡ bỏ kiến trúc và ảnh hưởng tiềm ẩn đối với môi trường xung quanh;

    - Bộ phận thứ tư: chất lượng không khí trong phòng, vấn đề kiến trúc ảnh hưởng độ lành mạnh và dễ chịu của người sử dụng kiến trúc;

    - Bộ phận thứ năm: tính có thể bảo vệ, nghiên cứu nâng cao tính thích ứng, tính cơ động, tính có thể thao tác và tính năng có thể bảo vệ của kiến trúc;

    - Bộ phận thứ sáu: tính kinh tế, mức giá thành của kiến trúc được nghiên cứu trong toàn bộ thời gian tuổi thọ;

    - Bộ phận thứ bảy: vận hành, quản lý, thực tiễn quản lý và vận hành hạng mục kiến trúc, bảo đảm chắc chắn khi vận hành kiến trúc có thể phát huy tính năng lớn nhất của nó;

    - Bộ phận thứ tám: biểu thuật ngữ.

     Bên dưới các bộ phận như trên đều có hạng mục nhánh riêng và các tiêu chuẩn cụ thể hơn.

    Bình xét định tính và định lượng các GBC 2000 sử dụng dựa trên phương pháp kết hợp, hệ thống thao tác bình xét của nó gọi là công cụ GB. Đó là một bộ hệ thống phần mềm có thể được điều chỉnh để thích hợp với các quốc gia, khu vực và đặc trưng loại hình khác nhau, kết cấu của hệ thống bình xét thích hợp với sự đánh giá ở các tầng nấc khác nhau, tiêu chuẩn để đối ứng thì căn cứ quy phạm điều lệ khác nhau của các nước, các khu vực tham gia mà đặt ra, đồng thời sự vận dụng cũng có thể được mở rộng để chỉ đạo thiết kế. Chế độ chia đều cũng được công cụ GB sử dụng.

    Uỷ ban kiến trúc xanh Mỹ USGBC năm 1995 đề ra “sự lãnh đạo trong thiết kế năng lượng và môi trường” Leadership in Energy & Environmental Design - LEED, đến tháng 3/2000 thì đổi mới và công bố văn bản 2.0. Đây là một bộ tiêu chuẩn đánh giá mà Uỷ ban kiến trúc xanh Mỹ đề ra để đáp ứng yêu cầu đánh giá kiến trúc xanh của thị trường xây dựng Mỹ, đề cao môi trường kiến trúc và đặc tính kinh tế.

    Logo-LEED-Round_v3 - USGBC West Michigan Chapter

    “Hệ thống đánh giá sự lãnh đạo trong thiết kế năng lượng và môi trường 2.0” LEED 2.0 thông qua 6 mặt để đánh giá hạng mục kiến trúc xanh bao gồm: thiết kế địa điểm bền vững, sử dụng có hiệu quả tài nguyên nước, năng lượng với môi trường, vật liệu và tài nguyên, chất lượng môi trường trong phòng và thiết kế có tính đổi mới. ở mỗi mặt, US GBC đều nêu ra yêu cầu đối với tiền đề, mục đích và chỉ đạo kỹ thuật liên quan. Như đổi mới thiết kế địa điểm bền vững, yêu cầu cơ bản là phải khống chế các vật thối rữa và các vật lắng đọng của kiến trúc, mục đích là khống chế ảnh hưởng tiêu cực đối với chất lượng nước và không khí. Trong mỗi một mặt, bao gồm nhiều mặt nhỏ, điểm tương ứng được đề xuất đối với hạng mục mà theo yêu cầu các mặt cụ thể phải đạt được. Các điểm cho đều bao hàm 3 nội dung: mục đích, yêu cầu và chỉ đạo kỹ thuật liên quan. Như mặt sử dụng có hiệu quả tài nguyên nước có 3 điểm cho là: quy hoạch tiết kiệm nước, kỹ thuật thu hồi nước thải và dùng nước tiết kiệm. Nếu hạng mục kiến trúc đáp ứng được 2 yêu cầu trong quy hoạch tiết kiệm nước thì có thể được 2 điểm. Các điểm cộng lại thành ra tổng số điểm, từ đó đặc tính xanh của kiến trúc có thể dùng phương thức lượng hoá để biểu đạt ra. Trong đó, chọn địa điểm kiến trúc hợp lý ước chiếm 22% tổng số điểm, sử dụng có hiệu quả tài nguyên nước chiếm 8%, năng lượng với môi trường 27%, vật liệu và tài nguyên 27%, chất lượng môi trường trong phòng 23%. Căn cứ điểm được cuối cùng cao hay thấp, hạng mục kiến trúc có thể chia làm 4 mức từ thấp lên cao: được LEED 2.0 chứng thực thông qua, chứng thực giải bạc, vàng và bạch kim. Đến tháng 9/2001 toàn nước Mỹ đã có 13 hạng mục kiến trúc đã thông qua LEED 2.0 chứng thực, vượt qua 200 hạng mục đăng ký xin chứng thực.

    Hệ thống đánh giá LEED 2.0 nói 1 cách tổng quát là một hệ thống đánh giá tương đối hoàn thiện so với 2 hệ thống đánh giá trước, LEED 2.0 có kết cấu giản đơn, vấn đề xem xét cũng ít hơn, tuy trình tự thao tác tương đối dễ nhưng có khiếm khuyết là thiếu cơ chế nghiên cứu có hệ thống để hạn chế.

    Thời gian nghiên cứu, trình độ kỹ thuật và quan điểm thao tác hệ thống đánh giá của các nước nói trên không giống nhau, nhưng có một số điểm chung:

    1. Chỗ đứng và mục tiêu chung: Sự đánh giá của các nước đều tiến hành trên nguyên tắc phát triển bền vững rõ ràng, cơ bản đều có thể thực hiện những mục tiêu sau: cung cấp cho xã hội một bộ tiêu chuẩn phổ biến, chỉ đạo quyết sách và chọn lựa kiến trúc xanh; thông qua xây dựng tiêu chuẩn có thể đề cao sản phẩm bảo vệ môi trường và ý thức tiêu chuẩn hoá bảo vệ môi trường của công chúng, đề xướng và khuyến khích thiết kế kiến trúc xanh tốt; kích thích nâng cao hiệu quả kinh tế của thị trường, thúc đẩy thực tiễn kiến trúc xanh trong phạm vi thị trường của nó; ngoài ra do các hệ thống đánh giá này đã đưa ra các phương pháp và khuôn khổ có thể kiểm tra khiến cho việc đề ra các chính sách và quy định về kiến trúc xanh hữu quan của chính phủ càng thêm thuận tiện.

    2. Điểm quan tâm chung. Hệ thống đánh giá của các nước đều có sự phân loại và hệ thống tổ chức rõ ràng, có thể liên kết giữa mục tiêu chỉ đạo là phát triển kiến trúc bền vững và tiêu chuẩn đánh giá; đều có một số lượng nhất định các vấn đề mấu chốt cả định tính và định lượng có thể cung cấp cho phân tích, các vấn đề đã thể hiện suy nghĩ và nghiên cứu của các nước đối với thực tiễn kiến trúc xanh về mặt kỹ thuật và văn hoá. Trong các hệ thống đánh giá đều còn bao gồm một số lượng nhất định các yếu tố hoặc có tính chỉ đạo cụ thể hoặc có tính tổng hợp giúp cho tiến trình đánh giá càng rõ ràng hơn.

    3. Tính mở rộng và tính chuyên nghiệp: Số liệu và phương pháp đánh giá của hệ thống đánh giá của các nước đều công khai, bất cứ ai cũng có thể tìm hiểu sử dụng, đều có thể tìm thấy từ trên mạng sổ tay đánh giá hoàn chỉnh của các nước. Số liệu và phương pháp được công khai hoá không có nghĩa là quá trình đánh giá sẽ đơn giản mà thực ra các nước đối với tiến trình đánh giá đều có yêu cầu chuyên nghiệp rất cao.

    4. Không ngừng đổi mới và phát triển: Hệ thống kiến trúc xanh phức tạp và không ngừng phát triển, vì vậy việc đánh giá phải có thể lặp lại, có thể thích ứng và có phản ứng kịp thời với những thay đổi và với những tính năng không xác định. Khi đưa ra hệ thống đánh giá của mình, các nước đều nghiên cứu đầy đủ vấn đề này.

    Hiện nay nhiều nước đang tiến hành công tác nghiên cứu của mình trong lĩnh vực đánh giá kiến trúc xanh: ECO QUANTUM của Hà Lan, ECO - PRO của Đức, EQUER của Pháp..., các nước đều có những đặc điểm khác nhau. Do hạn chế về tri thức và kỹ thuật, nhận thức của các nước về quan hệ giữa kiến trúc và môi trường còn chưa đầy đủ, hệ thống đánh giá cũng tồn tại một số hạn chế, như đơn giản hoá một số yếu tố đánh giá, vấn đề cân nhắc tiêu chuẩn và vận dụng kết quả đánh giá thế nào để nâng cao, cải thiện tính năng của kiến trúc, cơ chế ràng buộc của đánh giá...

    Nguyễn Văn Quyền

    Tổng hợp và biên soạn

     

    Bình luận

    SẢN PHẨM & KHÓA HỌC TIÊU BIỂU