• Trăn trở của chúng tôi

    Tập 1. Ấn Độ Ký - Nhất bộ nhị bái: Bài học vỡ lòng về nông nghiệp hữu cơ & Duyên lành đạo Phật

    Như một cơ duyên trời định, tháng 9, năm 2000 tôi chính thức xuất hành chuyến "Tây Du Ký" sang đất nước Ấn Độ để thực thi thiên sứ. Sau gần 1000 ngày "nhất bộ nhị bái" tôi đã học được bài học vỡ lòng về nông nghiệp hữu cơ và bén duyên lành với đạo Phật.

    Bài học vỡ lòng

    Nổi tiếng là tiên phong trong phong trào hữu cơ, từ năm 1921, Ngài Albert Howarai và vợ là Gabrielle Howard - người sáng lập và tiên phong của phong trào hữu cơ, đã trở thành những nhà thực vật học, thành lập một Viện Công nghiệp thực vật để cải thiện phương pháp canh tác truyền thống ở Ấn Độ. Tại đất nước này hệ thống khuyến nông phát triển trải dài khắp vùng miền nông thôn, đâu đâu cũng cũng có hệ thống lưu trữ và bảo quản chế phẩm vi sinh kết hợp với nguồn phân hữu cơ dồi dào.

    Và cũng chính từ những phong trào hữu cơ phổ biến đã sinh ra những nhân vật được coi là thánh sống như Bhaskar Save ngày nay nổi tiếng khắp thế giới bởi những triết lý canh tác hài hòa với thiên nhiên và hoàn toàn không cần đến sự can thiệp của hóa chất.

    Ban đầu những chuyển đổi nhỏ được thực hiện ở Đông Bắc Ấn Độ đã đặt nền tảng mạnh mẽ cho sự chuyển đổi có quy mô lớn hơn tại các vùng còn lại của đất nước và cho cả thế giới. Đó chính là áp dụng phương pháp canh tác hữu cơ. Theo đó, cũng bắt nguồn từ việc canh tác thông thường dùng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật hóa học, sau 12 năm theo đuổi con đường hữu cơ đầy khó khăn, vào cuối năm 2015, Shikkim đã đạt được mục tiêu của mình với việc 100% các trang trại nơi đây đều được chứng nhận hữu cơ. Bang Sikkim cũng cấm các đồ đựng thức ăn bằng nhựa. Bây giờ các hàng quán bên đường sử dụng lá cây hình đĩa để đựng thực phẩm.

    Điều kỳ diệu ở Bang đầu tiên của Ấn Độ “hữu cơ hóa” 100% nền nông nghiệp - Ảnh 2.

    Hòa theo xu hướng của cuộc cách mạng hữu cơ nơi đây tôi đã cùng đội ngũ GS của Học viện nông nghiệp Ấn Độ (IARI) bắt tay nghiên cứu đề tài "Ảnh hưởng giữa canh tác vô cơ và hữu cơ tới năng suất, phẩm chất lúa cao sản Pusa Basmati-1 và độ phì nhiêu của đất". Đó là một đề tài đầu tay chính thức về nông nghiệp hữu cơ và được xem như bài học vỡ lòng. Đề tài hoàn thành và nghiệm thu tháng 10, 2002.

    Tóm tắt đề tài

    Ảnh hưởng tương đối giữa biện pháp kỹ thuật canh tác vô cơ và hữu cơ tới năng và phẩm chất lúa cao sản Pusa Basmati-1 và độ phì nhiêu của đất được nghiên cứu thông qua thí nghiệm đồng ruộng vụ Kharif (Hè-Thu) 2001 tại Học Viện Nghiên Cứu Nông nghiệp Ấn Độ, New Delhi.

    Bón phân vô cơ ở mức 60 kg N + 30 kg P2O5 + 20 kg K2O ha-1 (50% NPK so với mức khuyến cáo) làm gia tăng năng suất lúa có ý nghĩa so với đối chứng. Năng suất lúa vẫn tiếp tục gia tăng với tốc độ giảm dần khi tăng mức phân bón tới mức 180 kg N + 90 kg P2O5 + 60 kg K2O ha-1 (150% NPK so với mức khuyến cáo). Vùi cây phân xanh Sesbania aculeate hoặc bón 10 tấn phân chuồng cho 1 hectare trước khi cấy làm tăng năng suất lúa tương đương với bón 50% NPK mức khuyến cáo. Trong khi đó bón kết hợp giữa phân chuồng (10 t ha-1) và cây phân xanh gia tăng năng suất lúa tương đương với bón 120 kg N + 60 kg P2O5 + 40 kg K2O ha-1 (100% NPK so với mức khuyến cáo). Bón phân vi sinh Blue green algae (BGA) và Phosphate solubilizing bacteria (PSB) hoặc 50% NPK với phân chuồng và phân xanh không làm gia tăng suất lúa có ý nghĩa so với bón phân chuồng và cây phân xanh. Các chỉ tiêu phẩm chất gạo như phần trăm gạo trắng, chều dài và chiều rộng hạt gao và tỷ lệ L/B (dài chia rộng) trước khi nấu không có khác biệt ý nghĩa giữa các nghiệm thức. Nhưng phần trăm gạo nguyên, chiều dài và chiều rộng hạt gao và tỷ lệ L/B (dài chia rộng) sau khi nấu có khuynh hướng gia tăng ở các nghiệm thức bón phân hữu cơ. Bón phân vô cơ ở liều lượng cao nhất 150% NPK cho năng suất lúa 4.5 t ha-1 và 0.68 % hàm lượng hữu cơ trong đất. Trong khi đó, bón kết hợp giữa phân chuồng, phân xanh và phân vi sinh cho năng suất lúa 5.2 t ha-1 và cung cấp 0.75 % hàm lượng hữu cơ trong đất...

    Bài viết gốc: Xem tại đây

    Và những chuyến hành hương

    Kể từ ngay khi đặt chân tới đất nước với những câu truyện huyền thoại và truyền thuyết nổi tiếng về một vị Tổ sư khai sinh ra đạo Phật, tôi đã được học và trải nghiệm qua những phương tiện sách báo, kinh kệ, từ những lần gặp gỡ tiếp xúc với các Quý tăng ni Phật tử và những chuyến hành hương trên đất Phật.

    Dù luôn bộn bề với đề tài hữu cơ cấp thiết nhưng chúng tôi vẫn có những chuyến hành hương trên đất Phật với các Chư Tăng và bạn hữu.

    Hành trình trên đất Phật tháng 1/8/2002

    Nguyễn Văn Quyền - Th.S N.N.H.C

    Bình luận

    SẢN PHẨM & KHÓA HỌC TIÊU BIỂU