• Nguyên lý của sự phát triển bền vững

    Phần 1. Những vấn nạn thời đại

    Ngày nay, khi nhân loại đang nhắc nhiều tới cuộc cách mạng lần thứ 4.0 và thậm chí là 5.0. Văn minh đang được xem là ở thời kỳ đỉnh cao của khoa học công nghệ. Người người, nhà nhà chỉ hô hào chạy theo "công nghệ thông minh, thành phố thông minh, rồi hiện đại hóa và chuyên nghiệp hóa..." thì cùng với đó hàng loạt các vấn đề bất cập của thời đại cũng đang nảy sinh và ngày càng ra tăng đáng báo động. Các vấn nạn ô nhiễm môi trường, nóng nên của trái đất, thảm họa thiên tai dịch bệnh và những bất ổn đang là vấn đề thời sự nóng.

    Nhìn ở góc độ nào cũng thấy những con số giật mình và đáng suy ngẫm. Về mặt khí hậu thời tiết thì nhiệt độ trái đất ngày càng tăng lên. Mực nước biển ngày càng dâng cao do tan băng ở Bắc cực, lũ lụt xảy ra ở tất cả các khu vực trên thế giới. Những căn bệnh của thời đại như cao huyết áp, tiểu đường, ung thư và các dịch bệnh khó kiểm soát như HIV, Ebola, cúm SAR, nCoV... đang đe dọa sự tồn vong của nhân loại. Trong khi vấn đề này chưa được giải quyết thì vấn đề khác lại xuất hiện. Khiến cho vấn đề lại chồng chất vấn đề. Tất cả đều nóng và mang tên gọi chung là vấn đề của thời đại.

    1) Nước mắt ngành nông nghiệp:

    Điệp khúc "trồng và chặt" hay "bài ca được mùa mất giá" là nỗi đau dai dẳng và thường xuyên nhất của người nông dân hiện nay. Dường như họ chưa bao giờ được hưởng trọn vẹn vụ mùa vụ bội thu vì dịch hại và ước mơ làm giàu ngày càng trở lên xa vời dù họ luôn phải trả giá bằng hai sương một nắng, bằng cả tiền bạc, mồ hôi và nước mắt. Đặc biệt, những người làm nông thì chủ yếu lại là những người yếm thế, không được học hành và thường là những người thất nghiệp ở thành phố và bị đứng ngoài lề xã hội. Có vô vàn điểm bất cập và vô lý vẫn diễn ra hàng ngày đới với người nông dân nói riêng, cũng như ngành nông nghiệp nói chung.

    Chăn nuôi gà công nghiệp

    Chưa bao giờ chi phí cho sản xuất nông nghiệp lại cao như hiện nay. Nông dân phải bỏ ra rất nhiều chi phí để mua cây - con giống và vụ nào cũng phải mua. Phân bón - thức ăn thường chiếm thêm 50% - 60% chi phí sản xuất, chưa tính thêm chi phí thuốc bảo vệ cây trồng hay thuốc trị bệnh cho vật nuôi cũng khá lớn vì tất cả đều là mua do sản xuất theo kiểu công nghiệp. Đó cũng chính là lý do mà lợi nhuận của người làm nông rất thấp vì họ không thể bán nông sản gía cao được. Chất lượng nông sản ngày càng bị xem nhẹ vì phải cạnh tranh khốc liệt với việc sản xuất quy mô công nghiệp ngày càng lớn hơn.

    2) Thực phẩm kém chất lượng và vấn nạn ngộ độc thực phẩm:

    Vấn nạn ngộ độc thực phẩm hoặc các căn bệnh của thời đại như béo phì, cao huyết áp, ung thư quái ác là các căn bệnh phổ biến của thời đại. Câu nói cửa miệng "ăn cũng chết mà không ăn cũng chết" cho thấy sự tận cùng của vấn nạn thực phẩm mất an toàn. Các nông sản phẩm trôi nổi, đông lạnh, thực phẩm chế biến sẵn với giá thành rẻ như cho có thể dễ dàng tìm kiếm ở mọi ngõ ngách của cuộc sống. Các vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra triền miên. Bệnh nan y và bệnh gây ra bởi thức ăn chế biến sẵn đang hủy hoại thể hệ trẻ và có thể tiêu diệt nòi giống trong tương lai không xa.

    Biện pháp xử trí & phòng chống ngộ độc thực phẩm tại nhà | Cleanipedia

    Những báo cáo gần đây về việc các bé trai hay bé gái dậy thì sớm mà nguyên nhân được cho là do dùng các thức ăn từ thịt gia xúc gia cần có sử dụng chất tăng trọng là những dấu hiệu cảnh báo thực sự. Có những báo cáo khoa học gần đây còn cho thấy hơn 50% người dân Việt Nam có phát hiện dư lượng thuốc bảo vệ khi kiểm tra máu. Rau nhiễm chì và các kim loại nặng từ các nguồn nước thải khu công nghiệp và đô thị ghi nhận hầu hết các vùng miền có mật độ đô thị cao hoặc tập trung khu công nghiệp.

    3) Ô nhiễm môi trường và hiểm họa thiên tai:

    Hiệu ứng nhà kính, sự nóng lên của trái đất, băng tan ở bắc cực gây ra lũ lụt. Môi trường không khí luôn trong tình trạng báo động ở các thành phố lớn. Sông hồ ô nhiễm nặng và sự sống của nhiều loài sinh vật đang bị tiêu diệt. Đại dương đang tích lũy vô vàn những chất thải đội hại. Các chất nhựa trôi nổi dưới đại dương hay chôn trong lòng đất có thể phải mất hàng triệu triệu năm mới có thể phân hủy được. Sự sống trên hành tinh đang dần bị thay thế bằng cái chết đen và thảm họa thiên tai triền miên.

    10+ Powerpoint ô nhiễm môi trường nước đẹp nhất

    Các thảm họa sóng thần xảy ra năm 2011 tại Nhật Bản. Lũ lụt kinh hoàng tại Trung Quốc trong năm 2021 và "bom" bão tuyết mới đây 2022 tại Hoa kỳ và vô kể các thảm họa được ghi nhận ngày càng trở nên dày đặc và phổ biến khắp nơi.

    4) Áp lực dịch bệnh và sức khỏe cộng đồng:

    Chưa bao giờ nhân loại phải đối mặt với những căn bệnh nan y như cao huyết áp, tiểu đường, ung thư và các dịch bệnh vi rút như HIV, Ebola, cúm SAR, nCoV... chồng chất như ngày nay.

    Rõ ràng là dù ở lĩnh vực nào, dù cho khoa học đã phát triển ở cấp độ nào thì tất cả các vấn đề bật cập sơ lược trên đây cũng đang hiển hiện và không thể chối bỏ. Chúng như một hồi chuông nhắc nhở và cảnh báo cho nhân loại phải nghiêm túc nhìn nhận và suy ngẫm về các nỗi đau - hiểm họa của thời đại.

    Đã gần hai năm trôi qua nhân loại vẫn đang chứng kiến, hứng chịu và vật lộn với cơ đại dịch Covid 19 mà chưa biết hồi kết. Hãy lắng nghe thước phim ngắn dưới đây để hiểu những nghịch lý và nỗi đau mang tên thời đại.

    Mọi hiểm họa đang diễn ra không chỉ còn là xu hướng, nó đã và đang trở thành vấn nạn với tiếng chuông cảnh báo ở khắp mọi nơi trên hành tinh.

    NGUYỄN VĂN QUYỀN (THS. N.N.H.C)

    Bình luận

    SẢN PHẨM & KHÓA HỌC TIÊU BIỂU