• Nguyên lý của sự phát triển bền vững

    Nhập môn

    1. Đặt vấn đề

    Trước hết, chúng ta hãy đặt ra những câu hỏi căn cơ rằng tại sao chưa bao giờ nền văn minh vật chất phát triển như ngày nay, đành rằng tuổi thọ trung bình của người dân đã tang nên đáng kể, xong chất lượng sức khỏe đặc biệt là sức khỏe tinh thần thì lại là một câu hỏi lớn đặt ra? Chúng ta cũng đang ngày càng phải đối mặt với những căn bệnh nan y của thời đại và các đại dịch ngày càng trở nên khó lường? Loài người liên tục phải đối mặt với những áp lực trong công việc và cuộc sống dẫn tới những căng thẳng stress, chiến tranh và sự bất ổn luôn rình rập? Nét văn hóa đặc sắc và những vẻ đẹp truyền thống cũng dần bị xóa nhòa để thay thế bằng một "bản sắc ná ná" và các sản phẩm với chất lượng kiểu công nghiệp giống hệt nhau cho toàn xã hội.

    2. Các giá trị cốt lõi

    BA GIÁ TRỊ CỐT LÕI = ĐẠO ĐỨC + VĂN HÓA + KHOA HỌC

    Cũng giống như các trường phái triết học hay như một tôn giáo triết lý hữu cơ không chỉ là bộ môn khoa học và thực hành nhằm hướng về các quy luật vận hành của thiên nhiên mà còn mang hàm nghĩa về những vấn đề chung và cơ bản của con người, thế giới quan và vị trí của con người trong thế giới quan, những vấn đề có kết nối với chân lý, sự tồn tại, kiến thức, giá trị, quy luật, và thái độ ứng xử của loài người trước thiên nhiên. Triết lý hữu cơ được phân biệt với những môn khoa học khác bằng cách thức mà nó giải quyết những vấn đề trên, đó là ở tính phê phán, phương pháp tiếp cận có hệ thống chung nhất và sự phụ thuộc của muôn loài trong một hệ sinh thái mà loài người cũng đã và đang là một mắt xích, dù cho cho đó là ở vị trí cao nhất.

    Triết lý hữu cơ sẽ nêu ra bốn nội dung căn cơ và cốt lõi của vấn đề, theo đó nỗi đau hay mặt trái của công nghiệp hóa sẽ được chỉ ra và cách mà chúng ta có thể thoát khỏi vĩnh viễn thảm họa này thông qua con đường hữu cơ. Tám giải pháp căn cơ và chủ đạo ứng dụng trong ngành nông nghiệp thực phẩm hữu cơ là tám giải pháp cho mọi vấn đề.

           Trong tiếng Anh, từ "organic" (hữu cơ) hàm nghĩa không phải là những gì nhân tạo hay hóa chất tổng hợp, nó bắt nguồn từ thực vật, động vật hay các vật chất do chúng (gọi chung là sinh vật) sản sinh ra. Sự ra đời của các thuật ngữ "hữu cơ" và "thực phẩm hữu cơ" được bắt nguồn từ các phong trào nông dân trên toàn thế giới, bắt đầu từ Pháp, Ấn Độ những năm 1972 hoặc trước đó. Nhằm chống lại cuộc cách mạng hóa học ở những thập niên 30-40 của thế kỷ 20. Một "nông dân hữu cơ" được hiểu theo nghĩa tương phản với một "kẻ cực đoan" của trường phái canh tác vô cơ "inorganic". Những "kẻ cực đoan" hay "những người nghĩ mình là bá chủ" của trường phái vô cơ vẫn đang có một vị trí quan trọng trong thế giới hiện tại với cách hùng biện và cách PR khác nhau do những tập đoàn hóa chất thao túng, trong khi các tín đồ theo đuổi triết lý "organic" là "những người yêu thích sự tự nhiên và tôn trọng cách quy luật vận hành của tự nhiên và do đó không sử dụng sự thông thái hay triết lý của mình với mục đích chính là kiếm tiền.

    Chữ ĐẠO trong mối liên hệ với câu chuyện hữu cơ

           Để dễ hình dung nhất chúng ta có thể hiểu theo logic thế này: theo dòng lịch sử hình thành trái đất và loài người thì sự sống chính thức được đánh dấu bằng sự xuất hiện của vật chất hữu cơ - hạt Côaxecva từ các vật chất vô cơ dưới tác động của vật lý của vũ trụ. Đối nghịch với hữu cơ là vô cơ, là hóa học và chết chóc. Trong khi, thế giới vô cơ như ngành nông nghiệp chủ trương dùng tất cả các biện pháp, và cực đoan, đặc biệt là dùng các hóa chất độc hại để tận diệt các sinh vật mà chúng ta không mong muốn tồn tại trong quần thể. Xong đối với quan điểm hữu cơ thì lại không chủ trương tận diệt, không cực đoan mà chỉ tạo điều kiện để đa dạng hóa sinh vật trong trong quần thể và để cho hệ sinh thái tự điều tiết và phát triển một cách bền vững dưới nền tảng của cả 3 gốc rễ. Chính khả năng tự điều tiết và nương tựa hay tương tác qua lại cùng tồn tại này mà hệ sinh thái không bị mất cân bằng và bị hủy diệt chính là yếu tố nhân văn và hàm ý đạo đức cao nhất.

    Nhằm giải bài toán bất cập của thời đại mà nguyên nhân gây ra bởi quá trình công nghiệp hóa như ô nhiễm môi trường, sức khỏe bị tàn phá, thiên tai dịch bệnh ngày nay triết lý hữu cơ sẽ nêu ra những thực tế bất cập trong Phần 1. Nỗi đau mang tên thời đại, cũng như chỉ rõ nguyên nhân căn cơ và cội nguồn của những vấn đề thời đại ở Phân 2. Trong Phần 3 và Phần 4. Triết lý hữu cơ sẽ vạch ra con đường và giải pháp chủ đạo để đưa triết lý hữu cơ giải quyết các vấn đề và nỗi đau gây nên bởi thời đại công nghiệp hóa.

    Liên hệ với yếu tố VĂN HÓA

           Theo gốc tiếng La tinh (cultura), tiếng Anh (culture) văn hóa có nghĩa là canh tác, nuôi dưỡng, giáo dục, văn minh, phát triển, tôn trọng. Dưới góc độ hẹp của ngành nông nông nghiệp, dù trải qua các thời kỳ lịch sử và các sắc thái khác nhau các nghĩa gốc như vậy cũng có mặt ở một mức độ nhất định trong khái niệm văn hoá với nghĩa rộng rãi của nó. Văn hoá là hệ thống các chương trình (programs), phương thức hoạt động sống ở hầu hết các góc độ và khía cạnh của cuộc sống (gồm cả hành vi, hoạt động và giao tiếp). Hệ thống ấy được hình thành và phát triển qua quá trình lịch sử và giúp cho việc duy trì và cải biến đời sống xã hội trên tất cả mọi mặt của nó. Ở cấp độ thấp nhất từ hệ sinh thái diển ra tại tầng đất canh tác. Yếu tố xã hội và nét văn hóa sơ đẳng vẫn tồn tại giữa các sinh vật sống. Đó là nét đặc trương và sự khác biệt với một thực thể chết (vô cơ). Trong các quồn thể thực vật trong rừng, vườn cây, ruộng lúa... mức độ tiến hóa về xã hội sẽ phức tạp và đa dạnh hơn nhất là khi có sự tồng tại và tham gia trực tiếp của sinh vật cao cấp bậc nhất - đó là loài người. Theo đó, các chương trình, phương thức hoạt động được hợp thành bởi các tri thức, chuẩn mực, thói quen, lý tưởng, cách hành động, tư tưởng, học thuyết, lòng tin, mục tiêu, định hướng giá trị… Những cái đó lại rất đa dạng, được tích luỹ lâu đời, tạo thành kinh nghiệm xã hội – một yếu tố cấu thành văn hoá. Văn hoá hay hình thức canh tác hữu cơ được sơ khởi từ thời kỳ sơ khai của lịch xử và tập quan canh tác của loài người và truyền xã hội từ thế hệ này đến thế hệ khác. Và điều thú vị là, cũng giống như các chủ đề xã hội heo nghĩa giành riêng cho xả hội loài người thì xã hội trong nghĩa hệ sinh thái hữu cơ nó cũng bị băng hoạt hoặc tiến tới bờ vực của sự phá hủy. chính giới hạn này đã khiến cho ý nghĩa xã hội trong khái niệm hữu cơ lại một lần nữa cần được nghiêm túc soi xét và ứng xử tử tế hơn bao giờ hết.

           Trong xã hội truyền thống, mặc dù hàm lượng khoa học của mỗi nền văn hoá trong canh tác và sản xuất nông nghiệp còn hạn chế và chúng lại giao lưu với nhau, vay mượn các thành quả của nhau, nhưng ít khi động chạm đến tầng sâu nền tảng của chúng.  Trong xã hội công nghệ sự tác động lẫn nhau giữa các nền văn hoá mạnh mẽ hơn. Các quá trình hiện đại hoá gắn liền với vay mượn, du nhập công nghệ mới, khoa học, hệ thống giáo dục đã làm thay đổi các giá trị cơ bản của văn hoá truyền thống. Hiện nay, với nhịp độ phát triển nhanh của công nghệ thì những biến đổi văn hoá càng lớn, vị trí, vai trò và quan hệ lẫn nhau giữa văn hoá bác học và văn hoá quần chúng cũng thay đổi mạnh mẽ. Công nghệ đã trải qua 4 thời kỳ của cuộc cách mạng. Đối thoại giữa các nền văn hoá là rất quan trọng. Tính chất đa dạng và sự tương tác lẫn nhau giữa các nền văn hoá là điều kiện cho sự phát triển của chúng.

    Nghệ thuật xây tổ “bậc thầy” của loài ong - Hội Kiến Trúc Sư Việt Nam

    Ngay cả các loài sinh vật bậc thấp như ong hay kiến đều có những hình thức tổ chức và sinh hoạt đặc thù tạo nên những kiến trúc văn hóa đặc sắc của loài và phát triển bền vững

    Tuy nhiên, dù tác động của công nghệ mạnh đến mức nào thì mỗi dân tộc vẫn có nền văn hoá của riêng mình. Trong văn hoá dân tộc có những định đề, nguyên tắc, cách hành xử được thể hiện theo cách riêng. Người phương Đông, người Việt Nam và người châu Âu đều từng xử dụng các công cụ sản xuất nông nghiệp từ thô sơ cho tới hiện đại, nhưng tập quán canh tác của người phương Đông khác của người châu Âu. Không phải vô cớ mà văn hóa người Việt hiện nay vẫn phảng phát và bị gắn với các mác là "nền văn minh lúa  nước". Điều đó không hoàn toàn đồng nghĩa với việc công nghệ sản xuất của chúng ta lạc hậu thực sự mà do thói quen sản xuất và sinh hoạt của chúng ta vẫn còn gắn liền việc sản xuất nông nghiệp với nối sống sinh hoạt hàng ngày. Quy mô sản xuất vẫn còn manh mún và giao thương theo nối truyền thống vẫn còn phổ biến.

           Một yếu tố quan trọng và quyết định việc có giữ lại được nét văn hóa và tính khoa học của canh tác hiện đại hay canh tác truyền thống không mà vẫn đảm bảo tính giá trị bền vững chính là ở chỗ hiện đại nhưng không phá vỡ quy luật của phát triển. Canh tác hữu cơ truyền thống dựa vào các nguồn tài nguyên tại chỗ và tái tạo sẵn có. Trong khi đó canh tác hữu cơ hiện đại lại đưa hàm lượng khoa học kỹ thuật cao vào nhưng tuyệt dối vẫn tuân thủ nguyên lý và quy luật phát triển của tự nhiên. Nhất định không được thái cực hoặc cực đoan như canh tác hóa học. Chính điều này quyết định giá trị văn hóa và tính văn hóa trong canh tác hữu cơ.

    Tính KHOA HỌC dưới góc nhìn hữu cơ

         Mặc dù nhân loại đã và đang trải qua 4 cuộc cách mạng công nghiệp. Trong khi đa số chạy theo xu hướng của công nghiệp và hóa học, vì nhiều người cho rằng công nghệ mới là tốt là hiện đại. Thậm chí họ còn cho rằng canh tác truyền thống là lạc hậu và thiếu khoa học. Chính điều này đã và đang gây ra những hậu quả khó lường cho chính sự phát triển bền vững của nông nghiệp, sự an toàn thực phẩm và sự sức khỏe chính chúng ta và thậm chí là sự tồn vong của nhân loại.

          Thử liệt kê sơ qua các mốc của cuộc cách mạng sẽ thấy tính khoa học sâu sắc của nông nghiệp hữu cơ.

          Thời kỳ 1.0 được đánh dấu bằng sự phát minh ra lửa, nhờ đó các công cụ đồ đá đã dần được thay thế bằng công cụ kim loại. Khiến gia tăng năng suất và sản lượng lương thực đáng kể. Tuy nhiên, thời kỳ này chưa đánh dấu và có sự phân biệt giữa canh tác hữu cơ hay không hữu cơ. Về cơ bản hàm lượng khoa học kỹ thuật còn khiêm tốn và phụ thuộc chính vào lao động cơ bắp của con người.

         Thời kỳ tiếp theo là thời kỳ công nghiệp thứ 2.0 được đánh dấu bằng sự ra đời của động cơ. Máy móc công nghiệp dần thay thế công cụ truyền thống. Đồng thời với nó là sự giảm dần của các nguồn đầu vào hữu cơ như phụ phẩm nông nghiệp bị lấy đi nhiều hơn. Giảm dần việc đưa trả lại vào đất các chất thải của ngành chăn nuôi. Chính điều này đã chính thức đánh dấu sự khác biệt và một gianh giới hữu cơ và công nghiệp - tiền đề của cách mạng hóa học sau này. Như vậy, về mặt khoa học thì thời kỳ này canh tác hiện đại đã bắt đầu bộc lộ tính thiếu khoa học mà sau này được rất nhiều công trình nghiên cứu chỉ ra. Việc dùng máy móc nông nghiệp làm chai đất và giảm dần hàm lượng chất hữu cơ trong đất, khiến cho hệ vi sinh vật hữu ích trong đất dần mất dần nguồn thức ăn và các sinh vật trong hệ sinh thái có một ngôi nhà "khó ở, ô nhiễm hơn'.

         Khi cuộc cách mạng lần thứ 3.0 nổ ra khoảng nửa đầu thập niên của thế kỷ 19, với sự ra đời của các nhà máy công nghiệp và hóa chất được sản xuất hàng loại. Phân bón vô cơ và thuốc hóa học được sử dụng tràn lan. Kèm theo đó là sự hủy diệt tất cả thứ có lợi và thứ không có lợi trên đồng ruộng. Môi sinh bị hủy hoại. Bệnh tật hoành hành khiến ngành nông nghiệp cũng như nhiều ngành sinh học khác như sinh học và y học bị rơi vào cuộc khủng hoảng không nối thoát. Càng làm càng sai, càng sử dụng thì hậu quả càng nặng hơn. Trong khi đó ở đâu và nơi nào vẫn duy trì và làm theo cách truyền thống thì vẫn mang lại kết qảu tốt đẹp. Mùa màng tuy không đạt được những kết quả "tuyệt đối" về năng suất, nhưng đổi lại chất lượng nông sản thực phẩm và môi sinh lại tuyệt đối an toàn. Chính thời kỳ này các nhà khoa học và những nông dân tiến bộ đã bắt đầu ý thức rõ và tự tin vào triết lý của hữu cơ hơn. Vì ở đó tính khoa học không đơn giản được nhìn nhận và đo đếm bằng máy móc và công cụ đơn thuần, mà khoa học hữu cơ còn được nhìn và hỗ trợ cả dưới góc độ nhân văn hơn - đó là khía cạnh xã hội và đạo đức. Nó giúp chúng ta ứng xử với nhau tử tế hơn thay vì cực đoan và tận diệt. Câu chuyện về thuốc diệt cỏ và chất độc da cam còn để lại di chứng dài dài. Dạy cho chúng ta một bài học sâu sắc. Nhìn dưới góc độ đạo đức thì lại càng thấm thía. Khi chúng ta cố gắng tiêu diệt mọi thứ để đạt được mục đích ích kỷ của chúng ta thì điều đó cũng đồng nghĩa chúng ta đang đi ngược với đạo đức và đang "tự tử" và hủy diệt hàng loạt vì thiếu tính khoa học tổng hợp.

           Thời kỷ 4.0 - trong khi rất nhiều người bây giờ mới nhắc tới cuộc cách mạng lần thứ 4 và được đặc trưng bởi sự kết nối vạn vật nhờ công nghệ thông tin và trí tuệ nhân tạo thì trong ngành nông nghiệp dường như được bắt đầu sớm hơn. Sau những bữa tiệc không trọn vẹn của cuộc cách mạng hóa học, từ những năm 1972, thậm chí trước đó đã có những nông dân và nhà khoa học tiến bộ trên thế giới đấu tranh cho phong trào hữu cơ. Vì chính họ đã nhìn xa và thấu hiểu nền khoa học hiện đại là phải dựa trên nhiều gía trị và nhiều nền tảng hơn. Họ đã biết nương tựa theo quy luật của vụ trụ, của tự nhiên để hành xử. Họ đã biết vận dụng khoa học kỹ thuật và nhìn vạn vật xung quanh bao hàm cả góc độ đạo đức và văn hóa. Tuyên bố hùng hồn và căn bản nhất cho triết lý hữu cơ đó chính là VẠN VẬT NƯƠNG TỰA và TƯƠNG QUAN LẪN NHAU, chứ không phải là vạn vật kết nối đơn thuần như ngành khoa học thuần túy mà vẫn còn nhiều người đang ca tụng.

    Vạn vật nương tựa và phụ thuộc qua lại lẫn nhau thành một hệ sinh thái hoàn chỉnh

    Hữu cơ hay triết lý hữu cơ là gì? Tại sao và nó có ý nghĩa gì? Ẩn ý sâu xa như thế nào...? Câu trả lời đầy đủ nhất sẽ được xem xét với 4 phần của nguyên lý căn bản và tám kiến thức chủ đạo ở các chương tiếp theo.

    Kiến thức chủ đạo dẫn dắt con đường hữu cơ

    Và Bhutan là một câu chuyện gợi ý thú vị - nơi hạnh phúc của người dân dựa trên nền tảng của nông nghiệp hữu cơ và đạo Phật

    Nguồn video: Nông Nghiệp 4 Chấm

    Nguyễn Văn Quyền (Th.S N.N.H.C)

    Bình luận

    SẢN PHẨM & KHÓA HỌC TIÊU BIỂU