• Nguyên lý của sự phát triển bền vững

    Các nguyên lý căn bản

    Rất nhiều sự việc trên đời xảy ra tưởng chừng như ngẫu nhiên, nhưng nó lại tuân theo những quy luật nhất định. Với sự hình thành và phát triển hàng tỷ năm sinh vật và vũ trụ đã tồn tại những quy luật bất biến. Loài người cũng chính là một sinh vật của hệ sinh thái trong hành tinh này, cho dù có thông minh thế nào thì chúng ta cũng khó có thể vượt qua ranh giới các quy luật của tự nhiên ấy. Để có cái nhìn tổng quát chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu các quy luật căn bản sau:

    Luật nhân + duyên = quả

    Trên đời này không có một sự tình nào là ngẫu nhiên xảy ra. Mỗi một việc xảy ra đều có nguyên nhân của nó. Đây được xem là quy luật căn bản nhất của vũ trụ. Vận mệnh của con người cũng là tuân theo quy luật này. Được xem là quy luật căn bản nhất của vũ trụ, vận mệnh của con người cũng như hầu hết các hiện tượng trong thiên nhiên đều tuân theo quy luật nhân - quả này. Từ xưa đến nay, các trường phái tôn giáo công nhận quy luật này không chỉ có Phật giáo mà còn có Cơ đốc giáo… Triết học gia Hi Lạp cổ đại Socrates và nhà khoa học vĩ đại Newton cũng công nhận đây là quy luật căn bản nhất của vũ trụ.

    Sống trên đời nêu hiểu rõ luật nhân quả để thay đổi số mệnh của mình

    Suy nghĩ, lời nói và hành vi của con người đều được coi là “nhân” và sẽ sản sinh ra “quả” tương ứng. Nếu “nhân” tốt thì “quả” cũng tốt, nếu “nhân” xấu thì “quả” cũng xấu. Con người chỉ cần có suy nghĩ thì sẽ lập tức không ngừng gieo trồng ra một loại “nhân”. Cho nên, “thiện nhân” hay “ác nhân” là do bản thân mỗi người quyết định. Các căn bệnh hay tai họa cũng không tự nó sinh ra. Tất cả đều có nguyên nhân sâu xa. Có nguyên nhân gần và có nguyên nhân xa. Mọi thứ đều mang tính kế thừa và tích lũy lâu dài.

    Để một nguyên nhân dẫn đến một kết quả cụ thể thì sẽ kèm theo điều kiện phù hợp, điều kiện ấy được được gọi là duyên. Khi nhân gặp duyên phù hợp nó sẽ cho một trạng thái khác và được gọi là quả. Do nhân và duyên biến đổi không ngừng cùng với thời gian nên các hình thái quả trổ cũng vì thế mà biến đổi không ngừng. Muốn quả thay đổi theo chiều hướng mong muốn thì chỉ có thể tác động vào nhân hoặc duyên. Tuy nhiên, do có sự biến đổi trạng thái liên tục và mang tính kế thừa nên chúng ta cần nắm rõ các pha của tiến trình để can thiệp một cách hiệu quả.

    Luật âm dương hay luật Nhị nguyên

    Vạn vật đều mang các yếu tố và nguyên tắc âm dương (-)/(+) đối lập. Cũng như mọi thứ trên Trái Đất từ khoáng chất cho đến cây cối, động vật cho tới con người luôn cần có đủ và cân bằng hai nguồn năng lượng âm - dương để tăng trưởng và tiến hóa. 

    Nhất nguyên, nhị nguyên | Đọt Chuối Non

    Cũng như linh hồn phân chia ra thành các cặp nam nữ vậy. Trong trường hợp linh hồn sinh đôi, đó chính là linh hồn của bạn tách ra làm hai linh hồn mang hai nguồn năng lượng khác nhau, nữ tính (trội) và nam tính (trội), để đi trải nghiệm hai khía cạnh khác nhau và có sự gắn kết đặc biệt. Đến thời điểm thích hợp đặc biệt, khi cần tiến hóa cao hơn nữa thì linh hồn sẽ hợp nhất và trở nên toàn vẹn.

    Người mang giới tính nam thường có năng lượng nam tính trội hơn nhiều so với năng lương nữ tính, và người mang giới tính nữ thì ngược lại (tương đối). Khi linh hồn tiến hóa lên cao thì linh hồn đó sẽ cân bằng được hai nguồn năng lượng này.

    Ngay cả bản thân chúng ta, bất kể là nam hay nữ thì vẫn mang trong mình cả năng lượng nam và nữ tính, chỉ là cái nào trội hơn mà thôi, hoặc có nhiều người cân bằng cả hai nguồn năng lượng. Mỗi nguồn năng lượng đều mang tính đặc trưng đối với nhân loại, chẳng hạn như: Năng lượng nam tính giúp chúng ta mạnh mẽ và vững chắc, can đảm và kiên cường, lí trí và khôn ngoan… Còn năng lượng nữ tính thì giúp chúng ta dịu dàng và tinh tế, sâu sắc và yêu thương, khéo léo và tỉ mỉ…

    Mỗi vấn đề, mỗi sự kiện đều có tính hai mặt của nó tùy thuộc vào sự nhìn nhận của mỗi người theo khía cạnh mà chúng ta quan sát. Hai mặt “tốt” hay “xấu”, đó luôn là xu hướng mà nhân loại hay đánh giá về vấn đề.

    Bên cạnh đó, nhân loại thường có xu hướng đồng hóa mọi thứ, tuy nhiên, vấn đề chúng ta cần xem xét không phải là đồng hóa, mà là chấp nhận sự tồn tại của tính hai mặt đối lập. Việc chúng ta cần làm là tập trung vào những điều tốt đẹp mà bạn muốn trải nghiệm vì có những thứ chúng ta không thể nào đồng hóa theo ý muốn của mình được.

    Khi nâng cao nhận thức, chúng ta sẽ thấy rõ được vấn đề và sẽ không còn vướng mắc vào sự phán xét cái thiện và cái ác, ánh sáng và bóng tối nữa. Và từ đó, chúng ta sẽ dễ dàng chấp nhận tính Nhị Nguyên Thần Thánh của Vụ Trụ hơn.

    Nên chẳng có lý do nào để phán xét một sự kiện, hay vấn đề cả. Mọi thứ được thiết kế đều là vì có chủ ý riêng, vì một lý do tối cao nào đó.

    Dĩ nhiên, ai trong chúng ta chắc hẳn cũng đều tồn tại góc Sáng và góc Tối, tích cực và tiêu cực bên trong mình, quan trọng là chúng ta chọn phát huy cái nào và thể hiện nó ra mà thôi.

    Hãy sáng tạo và thay đổi thực tại của bạn theo cách mà bạn mong muốn bằng những suy nghĩ và tinh thần tích cực, lạc quan, yêu đời và phóng khoáng. Hãy luôn nhớ rằng bạn luôn được trao quyền là đấng sáng tạo của cuộc đời mình. Tương lai nằm trong tay bạn.

    Luật cân bằng

    Cùng với luật nhân quả, luật cân bằng cũng là một trong những luật quan trọng nhất trong các quy luật của cuộc sống. Nó là nền tảng của tất cả các quy luật khác. Luật này chi phối tất cả mọi sự vật hiện tượng trên trái đất và vũ trụ kể cả con người và các hiện tượng liên quan đến đời sống con người. Nhờ luật cân bằng mà vạn vật, trái đất, vũ trụ được giữ ở trạng thái cân bằng và không bị xảy ra tình trạng hỗn loạn.
     

    Luật cân bằng

    Luật cân bằng còn có các tên gọi khác là luật quân bình, luật toàn không. Ở một số nền văn hóa luật cân bằng còn được gọi dưới tên là Luật âm dương. Có thể hiểu quy luật này dưới các góc độ như sau:

    1. Bất cứ một sự vật hiện tượng nào đều có 2 phần đối lập hoặc bổ sung cho nhau. Một phần dương và một phần là âm. Ví dụ ngày là dương và đêm là âm. Trong suốt cuộc đời của bất cứ sự vật hiện tượng nào 2 phần âm dương này thay phiên nhau tồn tại. Ví dụ hết ngày rồi đến đêm rồi lại đến ngày…Không bao giờ chỉ có một phần dương hay một phần âm tồn tại trong suốt cuộc đời của một vật. Xã hội phương Tây thì vận dụng triệt để quy luật này dưới nguyên lý 0 - 1.

    2. Trong đời sống của một vật, nếu coi các lần xuất hiện của những phần dương là những số dương, nếu coi các lần xuất hiện của những phần âm là những số âm. Thì tổng của tất cả số dương và số âm trong suốt cuộc đời của một vật (sự vât hay hiện tượng) phải bằng không. Nói cách khác tổng của tất cả các số dương phải bằng với tổng của tất cả số âm.

    3. Việc tổng của tất cả các số dương cộng với tổng của tất cả các số âm trong suốt cuộc đời một vật phải bằng không chính là luật cần bằng. Đây là điêu kiện để tất cả mọi vật được gìn giữ ở trạng thái cân bằng. Nếu không thỏa mãn điều kiện này thì moi vật sẽ rơi vào trạng thái hỗn độn, điều mà không có trên thực tế. Không bao giờ chỉ có dương mà không có âm, hay ngược lại chi có âm mà không có dương. Cũng giống như không bao giờ chỉ có lạnh mà không có nóng, chỉ ngày mà không có đêm, chỉ có hạnh phúc mà không có đau khổ…

    Luật hấp dẫn

    Tâm niệm (tư tưởng, suy nghĩ) của con người và hiện thực là luôn hấp dẫn lẫn nhau. Ví như, một người luôn tràn đầy ý niệm rằng đường đời là nhiều cạm bẫy, bước ra cửa sợ ngã, đi xe sợ tai nạn giao thông, kết giao bạn bè sợ bị lừa gạt, thì người này sẽ có nguy cơ rất cao là gặp phải những sự cố phiền phức ấy trong cuộc sống hiện thực. Họ chỉ hơi lơ đễnh, không cẩn thận thì liền rước họa vào thân. Trái lại, một người luôn có suy nghĩ vui tươi, vô tư chính trực, nghĩa khí khi kết giao bạn bè thì họ sẽ dễ dàng có được những người bạn cũng có tính cách như vậy hơn so với những người không có suy nghĩ này.

    Vì sao nam châm lại dính vào nhau? | Báo Dân trí

    Tại sao lại như vậy? Đó là bởi vì con người đều là dùng con mắt “lựa chọn” để nhìn thế giới. Người ta chỉ nhìn đến, chú ý đến những con người, sự vật mà mình tin tưởng, đối với những sự vật mà bản thân không tin tưởng, người ta sẽ có thiên hướng không chú ý đến, thậm chí là “nhìn thấy mà làm như không nhìn thấy”. Cho nên, những điều xảy ra trong hiện thực của một người là do tâm niệm của người ấy hấp dẫn mà đến. Những điều này con người cũng không khó để phát hiện ra. Tâm niệm của một người là tiêu cực, xấu xa thì hoàn cảnh thực tế mà người ấy gặp phải cũng sẽ tương tự. Ngược lại, tâm niệm của một người là lương thiện, là tích cực thì hoàn cảnh thực tế của người ấy cũng sẽ như vậy.

    Một người nếu có thể kiểm soát được tâm niệm (suy nghĩ) của mình, khiến nó luôn lương thiện, tích cực thì cái năng lượng mà tâm niệm ấy phát ra sẽ có thể hấp dẫn được người, sự việc, sự vật có cùng đặc tính đến. Cho nên, kiểm soát được tâm niệm (tư tưởng, ý nghĩ) của bản thân sẽ có thể cải thiện được vận mệnh của mình.

    Cái gì giống nhau sẽ hút nhau lẫn nhau (mỗi chúng ta là một viên nam châm, hay nói đúng hơn, là một tảng nam châm. Tảng nam châm này là trí tuệ, là tâm hồn, là thể chất, là tinh thần của chúng ta).

    Quy Luật Cộng Sinh

    Một mối quan hệ giữa hai cá thể (loài vật, cây, con người hay một tổ chức) chỉ tồn tại được lâu dài nếu cả hai đều sinh lợi (cộng sinh) cho nhau. Nếu một mối quan hệ chỉ có lợi cho một bên còn bên kia chỉ có hại thì mối quan hệ đó sẽ không tồn tại được lâu dài. Khi bạn nhận mà không cho đi hoặc trả lại dần dần bạn sẽ mất đi sự giàu có của mình. Đó là luật cộng sinh. Luật này cũng giống Luật Cân Bằng của vũ trụ luôn có sự trao đổi và cho và nhận của hai bên, khi một điều gì đó được sáng tạo ra đều phải có năng lượng, sức lực và tâm huyết để tạo ra nên khi ai đó sử dụng sự sáng tạo đó nên đáp trả lại để bù đắp công sức của người sáng tạo. Một người sáng tạo (hỗ trợ, giúp đỡ) trên thế giới 3D này không thể sống bằng không khí và ánh sáng.

    Khi bạn cho đi điều tốt đẹp với tình yêu thuần khiết cách này hay cách khác vũ trụ luôn cân bằng sẽ trao lại cho bạn điều tốt đẹp hơn, nên không cần trông đợi cái bạn đã cho đi.

    Quan hệ cộng sinh bao gồm các mối quan hệ mà trong đó một yếu tố, sự vật tồn tại trên một yếu tố, sự vật khác, hoặc nơi mà một yếu tố, sự vật cộng sinh tồn tại bên trong một yếu tố hoặc sự vật khác. Cộng sinh cũng được phân loại theo kiểu gắn kết vật lý của các yếu tố, sự vật; sự cộng sinh mà trong đó các yếu tố/sự vật hợp thành một thể thống nhất gọi là cộng sinh tiếp xúc, và sự cộng sinh mà trong đó chúng không kết hợp thành một cơ thể thống nhất gọi là cộng sinh không gắn kết. Nếu trong sinh học, cộng sinh là một trong những động lực tạo ra sự tiến hóa, thì trong xã hội loài người, sự cộng sinh là một trong những động lực cho sự phát triển.

    Quy luật cộng sinh có thể áp dụng trong nhiều lĩnh vực, theo đó sự xuất hiện của học thuyết cộng sinh trong kiến trúc được mở đầu bằng sự ra đời của phong trào Chuyển hóa luận (metabolism) ở Nhật Bản những năm 1960. Kurokawa là người đã nắm bắt được bản chất thực của Chuyển hóa luận, ông đã vận dụng các nguyên tắc linh hoạt của tư tưởng Phật giáo, diễn đạt các “vòng đời” của các công trình kiến trúc trong cái chu kỳ vô tận của sự sinh sinh – hóa hóa mà Phật giáo coi là một nguyên lý bất diệt.

    Kurokawa không chủ trương thuần túy công năng, ông thường suy nghĩ đến những không gian đa nghĩa, không gian hư ảo, và ông cho rằng những vùng này là khâu quá độ cho phép thực hiện những sự cộng sinh. Kurokawa đã phê phán trào lưu hiện đại (mặc dầu không nhận mình là một nhà nghiên cứu Hậu hiện đại). Nếu vận dụng lý thuyết này thì rõ ràng việc chúng ta đang thay thế rừng nguyên sinh bằng rừng trồng…. Đó chính là sự tác động tiêu cực đối với tự nhiên. Chính sự đa dạng sinh học đã làm nên giá trị của khu rừng nguyên sinh, tương tự như vậy, tính đa văn hóa, đa chức năng, đa dạng xã hội, cộng đồng… cũng sẽ là yếu tố quan trọng làm nên giá trị của một không gian sống như thành phố.

    Kurokawa gọi triết lý của mình là “cộng sinh”, có nghĩa là hoà trộn những gì vốn tương phản với nhau như giữa tính địa phương và tính toàn cầu, giữa môi trường tự nhiên và không gian hiện đại. Như vậy, kiến trúc cộng sinh, tức là sự hòa quyện vào nhau của các hệ thống và các thành phần khác nhau, bổ sung và chuyển hóa cho nhau trong vòng đời của mình.
    Ngày nay, người ta đã nói nhiều tới các đô thị nông nghiệp, “Thành phố cộng sinh“ (Symbiosis City) như một mô hình thành phố hợp nhất giữa thành thị và nông thôn, vừa có tác dụng tăng khả năng kết nối bền vững giữa con người với thiên nhiên. Những thành phố lọt vào tiêu chí thành phố đáng sống đều đang có một mô hình phát triển không gian cộng sinh như vậy

    Nhìn chung, các xu hướng kiến trúc đều là sự phản ánh của các đặc điểm kinh tế, xã hội. Kiến trúc hiện đại bùng nổ và thành công trong giai đoạn công nghiệp hóa, còn hậu hiện đại ra đời và phát triển trên quan điểm không chấp nhận sự vô tình đối với văn hóa và môi trường của kiến trúc hiện đại. Các lý thuyết về chuyển hóa luận (metabolism) và cộng sinh (symbiotic) đã ra đời trong bối cảnh môi trường tự nhiên và xã hội đã phải chịu nhiều tác động không mong muốn. Sự phát triển công nghiệp đã mang lại nhiều của cải vật chất hơn, nhưng lại đang làm nghèo đi những giá trị văn hóa, tinh thần, sự đa dạng sinh học của tự nhiên. Con người đang tìm đến với các mô hình phát triển kiến trúc bền vững hơn, và một trong các mô hình đó là sự ra đời và phát triển của kiến trúc cộng sinh.

    Luật đối kháng

    Trong tự nhiên, bên cạnh luật hấp dẫn hay luật cộng sinh thì cũng tồn tại một hình thức đối lập khác đó là luật đối kháng. Hiện tượng này khá dễ hiểu và có thể quan sát sự đối kháng giữa các đông vật trong tự nhiên một cách dễ dàng. Sự đối kháng đôi khi cũng chỉ đơn giản là hai động vật có trùng một con mồi. Thường chúng đấu tranh để giành giật con mồi, nơi ở... Còn thực vật thì lại đối kháng bằng cách trực diện như cạnh tranh ánh sáng, dinh dưỡng thì nhiều loại cây trồng còn tiết ra các chất ức chế sự phát triển, thậm chí tiêu diệt của loại thực vật khác ở quanh nó. Hiện tượng này được áp dụng phổ biến trong canh tác hữu cơ, chẳng hạn như trồng cây xua đuổi hay kìm hãm và ức chế sự phát triển của thực vật khác.

    Luật tin tưởng - Niềm tin

    Một người nếu thực sự tin tưởng thâm sâu - niềm tin cốt lõi rằng một việc nào đó chắc chắn sẽ xảy ra thì không quản việc ấy là thiện hay ác, tốt hay xấu đều sẽ xảy ra đối với người ấy. Trí óc của bạn sẽ tìm kiếm những thông tin, hoàn cảnh, nguồn lực để phù hợp với niềm tin của bạn. Luật niềm tin rất mạnh mẽ, nếu bạn tin rằng bạn nghèo khó thì cả cuộc đời bạn chắc chắn sẽ nghèo khó, khi đó bạn chỉ tìm kiếm những sự kiện, suy nghĩ để phù hợp với sự nghèo khó đó vị dụ như: tôi không có tiền, tôi không thành công… Nếu bạn tin tưởng mình giàu có và thành công thì cho dù trong bất kì hoản cảnh có khó khăn đến thế nào bạn vẫn vượt qua để phù hợp với niềm tin giàu có và thành công đó.

    Chúng ta cũng hành động dựa trên niềm tin dù đa số con người tự giới hạn niềm tin của mình. Điều may mắn là không ai sinh ra đã có niềm tin. Niềm tin của bạn về bản thân, tiềm năng, thế giới, tôn giáo, chính trị, con người, mọi thứ… đều do bạn đã học hỏi một cách cẩn thận và tỉ mỉ, được hướng dẫn và lặp đi lặp lại nhiều lần. Vậy sẽ vô cùng sai lầm khi chúng ta bị giới hạn niềm tin của chính mình hoặc do bị ai đó tác động đến chúng ta làm giới hạn niềm tin từ bản thân chúng ta. Đôi khi họ nói: bạn không làm được đâu, điều đó khó lắm chưa ai từng làm, bạn nghĩ bạn là ai? Bạn không đủ thông minh, bạn không đủ sáng tạo… đó đều là những lời nói làm giới hạn niềm tin của chúng ta. Điều tồi tệ nhất xảy ra khi chúng ta bị giới hạn bởi những niềm tin, những niềm tin giới hạn sẽ giữ chúng ta lại trong cả một đời mà không phát huy được hết khả năng, tiềm năng trong mỗi người. Bạn cần phá vỡ giới hạn niềm tin của mình bằng cách luôn nghĩ khả năng của bạn, của mỗi người là không có giới hạn.

    Luật buông lỏng

    Con người, chỉ khi ở trong tình huống buông lỏng tâm thái thì mới có thể đạt được thành quả tốt nhất. Một người có tâm thái nôn nóng, luống cuống, nóng nảy… đều sẽ đem đến kết quả không tốt.

    Vậy tâm thái nào là tốt nhất? Đó chính là càng thanh khiết, không có niệm càng tốt. Một người nếu có thể đặt mục tiêu muốn đạt được những điều lí tưởng trong nhân cách, cảnh giới, các mối quan hệ và cuộc sống trong suy nghĩ, rồi buông lỏng tâm thái, tinh tấn cố gắng, làm những điều nên làm, không nghĩ đến kết quả thì những điều ấy sẽ nhanh đến. Trái lại, nếu người ấy càng nôn nóng nhìn thấy kết quả đạt được bao nhiêu thì sẽ càng không thể đạt được kết quả lí tưởng bấy nhiêu, thậm chí còn nhận được kết quả ngược lại.

    Ví dụ: Vào một đêm nóng bức đột nhiên mất điện, mọi người nằm trên giường đổ mồ hôi đầm đìa, trằn trọc không thể ngủ được, trong đầu luôn nghĩ lúc nào mới có điện, kết quả lại thấy điện như thể là “cố tình” không đến. Hơn nữa, khi con người càng bực bội thì thân thể lại càng bức bối hơn. Nhưng nếu người ấy quên đi, nằm yên tĩnh thì sẽ cảm thấy mát hơn và dường như “điện” cũng sẽ đến nhanh hơn.

    Tại sao lại như vậy? Đó không phải là sự trùng hợp ngẫu nhiên, cũng không phải là mê tín. Đó là quy luật “buông lỏng”. Cái gọi là “vô niệm, vô nghĩ” ấy kì thực cũng không phải là nhất nhất rằng trong đầu não không có ý nghĩ gì hết, mà là dù có ý nghĩ nhưng cũng không để tâm, cũng có nghĩa là “không lưu luyến vào đó mà sinh ra tâm này”. Khi đạt được điều ấy rồi thì vận mệnh, hoàn cảnh xung quanh của người ấy cũng sẽ được cải biến.

    Luật lặp lại

    Những gì bạn làm lặp đi lặp lại liên tục sẽ tạo thành thói quen. Bạn có thể tạo ra bất kì thói quen cảm xúc nào bạn muốn như về tự tin, lạc quan, vui vẻ, hạnh phúc. Bạn tạo lập thói quen tinh thần tích cực bằng cách tư duy, suy nghĩ, nói ra lặp đi lặp lại hàng ngày đến thuộc lòng. Điều quan trong của quy luật thói quen là giúp bạn trở thành con người mà bạn nghĩ đến nhiều nhất hàng ngày. Bạn trở thành người như bạn thường nghĩ trong hầu hết thời gian hàng ngày.

    Emerson nói : “Con người thường làm những gì mà họ nghĩ cả ngày”. Vậy bạn thường nghĩ gì cả ngày? Bạn hãy chọn những mục tiêu, suy nghĩ tích cực và thường xuyên nghĩ đến cả ngày khi đó bạn sẽ trở thành những gì bạn suy nghĩ. Khi thay đổi thói quen suy nghĩ, bạn thay đổi cuộc đời.

    Luật bên trong tạo ra bên ngoài

    Đạo Phật có câu nói "Tướng tự tâm sanh, tướng tùy tâm diệt"

    * - Thế Giới bên trong bạn tạo ra Thế Giới bên ngoài bạn, Hoa quả được quyết định bởi gốc rễ..

    * - Bên trong như nào bên ngoài như vậy.

    * - Bạn muốn bên ngoài Bạn vui vẻ thì bên trong Bạn phải vui vẻ.

    * - Bạn muốn thế giới bên ngoài bạn tốt đẹp thì thế giới bên trong bạn phải tốt đẹp.

    => Thứ gì có trong đầu thì có trên tay

    '' Mọi thứ trên thế giới này được tạo ra 2 lần. Lần thứ nhất là trong tâm trí, lần thứ hai là ngoài đời thực. Vậy nên mình cần cài đặt, thay đổi thế giới bên trong trước, bên ngoài tự thay đổi''.

    Luật tập trung

    * - Cái gì Bạn tập trung vào thì cái đấy sẽ càng mở rộng.

    * - Tập trung vào sự vui vẻ, tích cực thì cuộc sống càng có nhiều niềm vui và sự tích cực

    * - Đừng ca thán, đổ lỗi, oán trách. Toàn bộ cuộc sống là do chính ta tạo ra.

    => Hãy luôn tập trung vào sự biết ơn và trân trọng những gì bạn đang có, thì bạn mới có được những thứ khác. Thay vì tập trung vào vấn đề, những điều chưa được tích cực thì TẬP TRUNG LUÔN VÀO KẾT QUẢ: HẠNH PHÚC - TỰ DO - THÀNH CÔNG - GIÀU CÓ - TÍCH CỰC.

    Quy Luật Nhất Thể

    Là Luật Tối Cao mang tính chất tuyệt đối trong Vũ Trụ, tính chất của Luật Nhất Thể Thần Thánh này chính là Vạn Vật Đồng Nhất Thể và Tất Cả Là Một vì vạn vật đều được sinh ra từ Một Nguồn - chính là năng lượng nguyên thủy của Thượng Đế. Dù có khác biệt nhưng không hề tách biệt.

    Vũ trụ là nơi mà tất cả mọi thứ, vạn vật đều có sự liên kết và kết nối với nhau. Từng lời nói, tư tưởng, niềm tin và hành động của mỗi chúng ta ít nhiều cũng ảnh hưởng đến mọi thứ và vũ trụ xung quanh chúng ta.

    Dù có là gì trong Vũ Trụ đi chăng nữa thì tất cả mọi thứ cũng đều là Một.

    Dù có khác biệt về tuổi tác, nguồn gốc, giai cấp, tầng lớp xã hội, tôn giáo, nhận thức hay niềm tin… thì chúng ta tất cả vẫn mãi là Một.

    Đây cũng là lý do nhiều Đấng Chân Sư hay nói rằng “Nhân loại đau, Ta cũng đau…” hay “Tốt cũng thương mà xấu cũng thương…”

    Cái “tốt đẹp” của người khác cũng là cái “tốt đẹp” của bạn, cái “xấu xa” của người khác cũng là cái “xấu xa” của chính bạn.

    Khi bạn yêu thương người khác cũng chính là bạn yêu thương bản thân bạn. Khi bạn giúp đỡ người khác cũng chính là giúp đỡ bản thân bạn. Mọi điều bạn làm với người khác cũng chính là điều bạn làm với bản thân mình.

    Khi hiểu rõ luật này, khi hiểu rõ Tất Cả Chúng Ta Là Một, bạn sẽ hiểu lý do tại sao Quy Luật Vàng của nhân loại luôn là “Hãy đối xử với người khác như cách mà bạn muốn được đối xử.” Nếu bạn cảm thấy đúng thì hãy áp dụng nó vào cuộc sống của bạn.

    Luật yêu thương

    Tình yêu chính là nguồn năng lượng mạnh nhất trong vũ trụ

    Chỉ tình yêu mới giúp nảy sinh tình yêu. Vì thế nếu chúng ta càng thể hiện ra ngoài sự yêu quí và trân trọng những người xung quanh ta như bạn bè, người yêu, đồng nghiệp, và thậm chí là cả đối thủ… thì năng lượng tiết ra càng mạnh mẽ, và chúng ta sẽ nhận lại được sự yêu mến và tôn trọng của những người xung quanh.

    Một người tốt sẽ tích lũy được một trường năng lượng lành mạnh bằng tình yêu và thiện tâm. Nếu một người đang gặp hiểm nguy, thì tiềm thức của anh ta sẽ khiến cơ thể có khả năng cảm nhận chỗ nào không tốt, hoặc sẽ thể hiện ra một dấu hiệu cảnh báo, sao cho những nguy cơ tai nạn này sẽ được hóa giải.

    Vũ trụ này của chúng ta có một quy luật hết sức quan trọng, đó là quy luật về sự tương đồng, nó hình thành nên một trường có năng lượng.

    Những gì chúng ta muốn, những gì chúng ta suy nghĩ phát xuất ra trong không gian này, thì vũ trụ sẽ phản ứng lại những điều ấy một cách tương ứng.

    Tình yêu thương là ánh sáng, nó soi sáng những người cho đi và nhận lại.

    Tình yêu thương là lực hấp dẫn, bởi vì nó khiến người ta xích lại gần nhau hơn, hấp thụ lẫn nhau.

    Tình yêu thương là sức mạnh, bởi nó tổng hợp tất cả những thứ tốt nhất mà chúng ta có và tăng lên gấp bội. Nó khiến con người không đắm chìm trong sự ích kỷ mù quáng và bị hủy diệt.

    Tình yêu thương có thể gợi mở mọi vấn đề.

    Vì tình yêu thương mà chúng ta sống, rồi chết đi. Tình yêu thương chính là Thần linh và Thần linh cũng chính là tình yêu thương.

    Loại năng lượng đặc biệt này có thể làm sáng tỏ tất cả mọi điều và gieo ý nghĩa cho sinh mệnh. Chúng ta đã bỏ mặc nó quá lâu, có thể vì chúng ta e sợ tình yêu thương. Bởi nó là năng lượng duy nhất trên đời mà con người không tùy ý vận dụng được.

    Tình yêu và thiện tâm là hai loại cảm xúc có trường năng lượng lớn mạnh nhất trong vũ trụ này. Khi nuôi dưỡng trong mình tình yêu và thiện tâm, trường năng lượng của chúng ta sẽ phát triển vô cùng lớn mạnh.

    Tình yêu thương hóa giải được tất cả nghiệp lực

    Chấp Nhận, Không Đối Kháng là vì khi hiểu rõ và hòa nhịp cùng với các Quy Luật Tự Nhiên, và Trật Tự Thần Thánh chúng ta sẽ tự nhiên “trôi theo dòng chảy” và dễ dàng hoàn thành sự sáng tạo của mình thông qua sự hiểu biết về tính hỗ trợ của các Quy Luật.

    Hãy trân trọng biết ơn mọi sự việc sự kiện xảy ra với mình.

    Nếu nắm được cách những quy luật này vận hành và có tâm thức cải biến thì mới vận hành đúng theo triết lý hữu cơ.

    Nguyễn Văn Quyền (ThS.NNHC)

    Tổng hợp

    Bình luận

    SẢN PHẨM & KHÓA HỌC TIÊU BIỂU