Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) Huỳnh Tấn Đạt xác nhận đơn vị vừa có công văn gửi một số địa phương, các doanh nghiệp và các chi cục kiểm dịch thực vật về việc truy xuất các lô hàng sầu riêng xuất khẩu sang Trung Quốc.
Theo công văn ngày 18-3, Cục Bảo vệ thực vật đã nhận được thông tin cảnh báo từ Vụ Kiểm dịch động - thực vật, Tổng cục Hải quan Trung Quốc về việc 30 lô hàng sầu riêng Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc bị nhiễm kim loại nặng cadimi vượt mức giới hạn quy định an toàn thực phẩm của Trung Quốc.
Theo yêu cầu của Tổng cục Hải quan Trung Quốc và quy định của Việt Nam về truy xuất an toàn thực phẩm đối với các lô hàng bị cảnh báo, Cục Bảo vệ thực vật đề nghị 30 doanh nghiệp vi phạm phải tuân thủ các nội dung quy định tại thông tư số 17-2021 về truy xuất nguồn gốc, thu hồi và xử lý thực phẩm không bảo đảm an toàn thuộc phạm vi quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Đồng thời, thực hiện điều tra nguyên nhân, truy xuất các lô hàng bị cảnh báo, rà soát toàn bộ hồ sơ, quy trình sản xuất, thu gom, xuất khẩu của doanh nghiệp. Bao gồm cung cấp hợp đồng thu gom lô hàng, danh sách cơ sở thu gom, vườn trồng cung cấp lô hàng, danh mục thuốc bảo vệ thực vật và phân bón đã sử dụng tại vườn trồng cung cấp lô hàng.
Tổ chức thực hiện các hành động khắc phục và áp dụng các biện pháp ngăn chặn tránh tái diễn vi phạm và gửi báo cáo kết quả thực hiện truy xuất và các biện pháp khắc phục về Cục Bảo vệ thực vật trước ngày 1-4.
Cục Bảo vệ thực vật cũng đề nghị Sở An toàn thực phẩm TP.HCM và sở nông nghiệp và phát triển nông thôn các tỉnh Tiền Giang, Lạng Sơn, Đồng Nai, Đắk Lắk, TP Hà Nội chỉ đạo cơ quan chuyên môn đôn đốc, giám sát các doanh nghiệp nêu trong danh sách thực hiện truy xuất các lô hàng bị cảnh báo.
Thẩm tra báo cáo về nguyên nhân lô hàng bị cảnh báo và biện pháp khắc phục của doanh nghiệp.
Rà soát điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm có lô hàng bị cảnh báo theo quy định của pháp luật và gửi kết quả kèm theo hồ sơ liên quan về Cục Bảo vệ thực vật để có cơ sở phản hồi tới Tổng cục Hải quan Trung Quốc trước ngày 3-4, tránh việc nước nhập khẩu có các kết luận ảnh hưởng tới xuất khẩu nông sản.
Năm 2023, kim ngạch xuất khẩu sầu riêng Việt Nam sang Trung Quốc đạt hơn 2 tỉ USD nhưng nước này cũng cảnh báo nhiều lô hàng sầu riêng vẫn còn sinh vật gây hại, chưa được làm sạch sâu bệnh, không đáp ứng đúng theo yêu cầu của nghị định thư đã ký.
Sau đó, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phải tổ chức hội nghị để chấn chỉnh vấn đề vi phạm quy định trong xuất khẩu trái cây nói chung và sầu riêng nói riêng.
Nguồn: tuoitre
Băng keo tháp ghép cây - co giãn, tự dính, chống nước mưa & tự hủy
Được canh tác trong một vùng đất phù sa cù lao bằng phương pháp hoàn toàn tự nhiên, không phân thuốc hóa học và gần như ...
Nội dung sách có 09 chương: giới thiệu về tình hình sản xuất, tiêu thụ, nguồn gốc và phân bố; giống; đặc điểm ra hoa, phát triển trái; dinh ...
Không chỉ là loại chậu trồng đơn giản, tiện lợi (lắp ráp) mà tháp trồng rau hữu cơ còn là giải pháp 3 trong 1 - vừa là hệ thống xử lý giác ...
Dư lượng thuốc BVTV (thuốc trừ sâu, thuốc trừ bệnh hại dùng trong nông nghiệp) là một trong những vấn đề nhức nhối và ...
Đối với các loại hoa trồng trong chậu tết thì thời gian sinh trưởng chỉ kéo dài hơn 2 tháng. Do đó, lượng dinh dưỡng đầy đủ và cân đối ngay ...