• Thông tin hữu ích

    Trong máu tồn dư thuốc bảo vệ thực vật, giải pháp nào dự phòng ung thư?
    Chủ nhật, 15:57 Ngày 26/09/2021

    Theo xét nghiệm định tính định kỳ, Viện Sức khoẻ nghề nghiệp và môi trường, Bộ Y tế đã công bố kết quả rất bất ngờ cho thấy tình trạng nồng độ thuốc bảo vệ thực vật trong máu đáng báo động… Vậy, giải pháp nào để dự phòng ung thư?

    Tồn dư thuốc bảo vệ thực vật trong máu nguy hại đến sức khỏe thế nào?

    Viện Sức khỏe nghề nghiệp và môi trường (Bộ Y tế) đã tổ chức một buổi kiểm tra, xét nghiệm máu nhanh đối với 67 người tham gia (32 nam, 35 nữ). Tất cả là học viên của một lớp học thuộc Trung tâm học tập cộng đồng các xã, thị trấn đến từ 4 huyện ngoại thành Hà Nội gồm Sóc Sơn, Đông Anh, Mê Linh, Hoài Đức.

    Lần lượt từng người tham gia đưa ngón tay chọc kim vào để lấy máu, giọt đầu tiên bỏ đi, những giọt tiếp theo ly tâm, sau đó tách lấy huyết tương và nhỏ vào chất chỉ thị màu. Từ đó cho ra nồng độ thuốc bảo vệ thực vật trong máu.

    Kết quả là trong 67 người tham gia thì có đến 31 người đang có thuốc bảo vệ thực vật lưu tồn trong máu, 1 người ở mức rủi ro (nguy hiểm hơn 31 người trên) và chỉ 35 người ở mức an toàn.

    Trong máu tồn dư thuốc bảo vệ thực vật, giải pháp nào dự phòng ung thư? - 1

    Nhấn để phóng to ảnh

    (Hóa chất bảo vệ thực vật - Ảnh minh họa)

    Đáng lo ngại, không chỉ những người trực tiếp làm trong nông nghiệp mà những người dù ở thành phố không tiếp xúc với thuốc bảo vệ thực vật cũng bị nhiễm, điều này ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của người dân.

    Hoá chất bảo vệ thực vật là bất kỳ chất hay hỗn hợp chất nào được dùng để phòng ngừa, khống chế và tiêu diệt bất kỳ sâu bọ hay vectơ truyền bệnh nào kể cả nấm… Các hóa chất bảo vệ thực vật hiện nay có một số nhóm chính như phospho hữu cơ, chlor hữu cơ, carbamat, pyrethroid và một số chất khác như aldicarb, camphechlor, thuốc diệt cỏ… với hàng trăm tên thương mại và nguồn gốc xuất xứ khác nhau dẫn đến nhiều khó khăn trong việc xác định ngộ độc chất gì.

    Theo chuyên gia y tế, mức độ nguy hại của thuốc bảo vệ thực vật đặc biệt báo động bởi những hậu quả về môi trường, về tính mạng và sức khỏe của con người, đặc biệt là gây ra bệnh ung thư. Các nghiên cứu dịch tễ đã phát hiện ra mối liên quan rõ rệt giữa ung thư phổi với các thuốc trừ sâu có Clo, mối liên quan giữa bệnh u bạch huyết và một số loại thuốc diệt cỏ cũng được dẫn chứng...

    Vì các hóa chất gây nhiễm độc cấp tính qua các đường như hô hấp, tiêu hóa…nên thường chuyển thành gây nhiễm độc mạn tính. Vấn đề này lại thường dễ dàng bị bỏ qua bởi các biểu hiện thường không rõ ràng.

    Giải pháp nào để dự phòng ung thư? Bấm để tìm hiểu thêm

    Đối với người trực tiếp sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, cần lưu ý sử dụng các hóa chất có hiệu quả nhưng ít gây hại cho người và động vật để tránh bị phơi nhiễm, ngộ độc. Đồng thời, tuân thủ đúng liều lượng, quy trình, trang bị bảo hộ đầy đủ và đi khám ngay tại các cơ sở y tế để kịp thời điều trị.

    Đối với người sử dụng nông sản, cần cố gắng mua từ những nơi bán tin cậy với nguồn rau, thực phẩm sạch để hạn chế nguy cơ bị ngộ độc cấp hoặc mãn tính loại hóa chất độc hại này.

    Tính độc của thuốc bảo vệ thực vật rất khó kiểm soát, Việt Nam là một trong những quốc gia sử dụng thuốc bảo vệ thực vật nhiều, yếu tố này lại chính là một trong những hung thủ thầm lặng gây ra các bệnh về ung thư. Thực trạng môi trường ô nhiễm, thực phẩm bẩn là những nguyên nhân chính dẫn tới tỉ lệ bệnh ung thư ngày càng gia tăng. Thời gian gần đây, dư luận xôn xao với việc ô nhiễm Thủy Ngân trong không khí từ vụ cháy của một công ty tại Hà Nội, nguồn nước bẩn do nhiễm dầu, nồng độ bụi mịn trong không khí vượt ngưỡng cho phép rất nhiều lần ở các thành phố lớn, rồi đến tình trạng nan giải về tồn dư hóa chất bảo vệ thực phẩm trong rau củ.

    Nguồn: Dân Trí

    Bình luận

    SẢN PHẨM & KHÓA HỌC TIÊU BIỂU