• Cùng nhau chung tay GIEO & GẶT

    Nông đặc sản Nghệ An - Cam Vinh (Cam Xã Đoài)

    Nhắc tới nông đặc sản của Nghệ An là mọi người sẽ nghĩ ngay tới Cam Vinh. Với đặc điểm quả tròn đều, mọng nước, vàng tươi chanh pha với màu xanh. Tép cam màu vàng nhẹ. Cam chỉ thu hoạch từ tháng 9 âm tới tết. Cam Vinh thường được dùng để ăn miếng bổ cau, ép lấy nước cam, xay lấy sinh tố. Phần vỏ cam ép lấy tinh dầu. Phần hạt cam cũng được dùng để làm nước gội đầu. Trong số ba giống cam được trồng nhiều và có tiếng của tỉnh Nghệ An, đó là cam Xã Đoài, cam Vân Du, và cam V2. Thì xã Đoài có những nét đặc trưng, nổi tiếng và cũng là niềm tự hoài của người dân xứ Nghệ.

    Cam Xã Đoài mọng nước - Giọt vàng như mật ong - Bổ cam ngoài cửa trước - Hương bay vào nhà trong. Cam Xã Đoài được du nhập và trồng tại vùng giáo xứ Xã Đoài cách đây cả trăm năm. Từ xa xưa, giống cam này đã thuộc hàng quý hiếm, thường chỉ có tầng lớp vua quan mới có điều kiện thưởng thức nên người dân còn gọi là cam "tiến Vua".

    Ngày nay giống cam Xã Đoài được trồng ở nhiều địa phương khác nhau của Nghệ An. Tuy nhiên, chất lượng cam chỉ được giữ nguyên độ thơm ngon tại một số địa phương.

    Xã Đoài - Nghi Lộc: Theo cuốn "Lịch sử xã Nghi Diên" ghi lại, cam Xã Đoài có nguồn gốc từ châu Phi (Tuy nhiên, có nguồn tin thì lại cho rằng cam Xã Đoài lại có nguồn gốc từ Châu Âu), được mang đến Xã Đoài vào khoảng đầu thế kỷ 19. Không lâu sau, nó tạo nên một thương hiệu cam nổi tiếng mang tên ngôi làng mà nó hợp duyên, làng Xã Đoài và được tương truyền cho tới tận ngày nay. Chính vì thế mà có khi giá bán một trái cam có thể tới cả trăm ngàn đồng.

    Yên Khê - Con Cuông: cam Con Cuông từ lâu đã hấp dẫn người tiêu dùng với chất lượng nổi trội. Cam Con Cuông có vị ngọt, hương nồng... tạo nên giá trị đặc trưng của cây cam trên vùng đất miền Tây xứ Nghệ. Nơi được bao phủ bởi dãi núi đá vôi và đặc biệt là ở dưới lớp đấy mặt khoảng 60cm là một lớp vỏ nghêu trầm tích. Điều đó tạo nên nét đặc thù cho cam Vinh.

    Quỳ Hợp: Theo các bậc cao niên từng là cán bộ, công nhân các nông trường thời kỳ bao cấp thì cam được trồng từ rất lâu và khá nổi tiếng vào những năm 60 - 70 của thế kỷ trước. Cam không không những được biết đến trong nước mà còn xuất qua các nước Đông Âu.

    Bãi Phủ, Đỉnh Sơn - Anh Sơn: Tuy diện tích trồng cam Vinh nói chung và giống cam Xã Đoài nói riêng tại Huyện Anh Sơn chỉ đứng thứ 4, thứ 5 của tỉnh Nghệ An, nhưng do đặc điểm địa lý, thổ nhưỡng và dải gió Lào thổi qua nên chất lượng cam của địa phương này, đặc biệt là Bãi Phủ, thuộc xã Đỉnh Sơn lại cho chất lượng rất tốt. Điểm hình là các hộ trồng cam thuộc HTX Đỉnh Sơn, như trang trại Hương Hóa đã đạt nhiều giải thưởng chất lượng và tham gia các chương trình xúc tiến thương mại và triển lãm hàng nông đặc sản. Chính vì vậy mà trang trại Hương Hóa cũng đã được cộng đồng BAMIFARM thành lập chị hội để hỗ trợ kỹ thuật, xây dựng thương hiệu và kết nối đầu ra.

    Nguồn: Sưu tầm từ các thành viên cộng đồng BAMIFARM

    Mời các bạn tham gia cộng đồng BAMIFARM để cùng nhau xây dựng một bản đồ nông đặc sản vùng miền bằng các hình thức sau:

    ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN BAMIFARM

    Khu vực Bắc Bộ: https://zalo.me/g/rqqyic412

    Khu vực Trung Bộ: https://zalo.me/g/dirwsf916

    Khu vực Nam Bộ: https://zalo.me/g/tksyad25

    Bình luận

    SẢN PHẨM & KHÓA HỌC TIÊU BIỂU