• TÁM KIẾN THỨC CHỦ ĐẠO - KIM CHỈ NAM CHO MỌI HÀNH ĐỘNG

    ISO 22000:2018 - Tiêu chuẩn về hệ thống quản lý an toàn thực phẩm

    ISO 22000 là tiêu chuẩn về hệ thống quản lý an toàn thực phẩm được xây dựng bởi Tổ chức Tiêu chuẩn hóa quốc tế (ISO) được chấp nhận và có giá trị trên phạm vi toàn cầu. ISO 22000 được ban hành lần đầu năm 2005, được xây dựng dựa trên nền tảng của tiêu chuẩn HACCP. Phiên bản mới nhất của ISO 22000 được cập nhật năm 2018. ISO 22000 là sự kết hợp cách tiếp cận ISO9001 với quản lý an toàn thực phẩm và HACCP để đảm bảo an toàn thực phẩm ở mọi mức độ. Tiêu chuẩn này chỉ ra cách một tổ chức có thể chứng minh được khả năng kiểm soát các mối nguy an toàn để đảm bảo rằng thực phẩm là an toàn.

    Tiêu chuẩn về hệ thống quản lý an toàn thực phẩm

    Được thành lập vào năm 1960 từ các nguyên tắc phân tích mối nguy và các điểm kiểm soát tới hạn (HACCP) trong hệ thống chuỗi thực phẩm và sau này là chứng nhận hệ thống an toàn thực phẩm (FSSC), ISO 22000 được thành lập để đáp ứng các yêu cầu của hệ thống quản lý về an toàn thực phẩm.

    Tiêu chuẩn ISO 22000:2018 được xây dựng theo cấu trúc High-Levels Structure (HLS) nhằm dễ dàng tích hợp với các hệ thống quản lý (ISO 9001, ISO 14001,...) đang áp dụng rộng rãi và đảm bảo sự đồng bộ mang tính quốc tế trong lĩnh vực an toàn thực phẩm.

    Nội dung ISO 22000:2018

    Cách tiếp cận dựa trên rủi ro

    Không khó để hình dung về tiêu chuẩn này qua những hình ảnh hàng ngày của chúng ta – muốn nấu một bữa cơm ngon đảm bảo vệ sinh, công việc sẽ là chọn được những vật liệu có nguồn gốc rõ ràng, tuơi ngon, vệ sinh sạch sẽ các thiết bị nấu, nấu đúng quy trình, nấu chín, bảo quản tốt…

    Tiêu chuẩn ISO 22000:2018 bằng cách tiếp cận dựa trên rủi ro sẽ giúp doanh nghiệp phòng ngừa rủi ro về An toàn thực phẩm.

    Rủi ro được yêu cầu xem xét ở cả cấp độ chiến lược định hướng, chính sách, môi trường kinh doanh của tổ chức. Đó có thể là:

    • Những rủi ro đến từ yếu tố bên ngoài như thay đổi môi trường pháp lý, vị trí địa lý, nhu cầu, mong đợi của khách hàng, đối tác

    • Rủi ro trong quá trình nắm bắt, thực thi các cơ hội, biện pháp kinh doanh trong quá trình quản lý điều hành doanh nghiệp

    • ...

    Tất cả những rủi ro đó đều cần được nhận diện và xem xét mức độ ảnh hưởng và tác động của chúng tới sự an toàn của sản phẩm/dịch vụ thực phẩm mà tổ chức được chứng nhận cung cấp.

    Bên cạnh đó, việc nhận diện và kiểm soát các rủi ro ở cấp độ tổ chức thông qua cách tiếp cận dựa trên phân tích mối nguy và xác định điểm kiểm soát tới hạn theo nguyên tắc HACCP trong toàn bộ các quá trình của tổ chức vẫn được duy trì.

    Tiêu chuẩn ISO 22000:2018 đưa ra các yêu cầu và hướng dẫn áp dụng cho các tổ chức tham gia vào chuỗi thực phẩm từ sản xuất thức ăn chăn nuôi và nuôi trồng, chế biến và bao gói lưu trữ vận chuyển cho đến việc cung cấp các suất ăn. Tiêu chuẩn này áp dụng cho mọi loại hình doanh nghiệp thực phẩm, không phân biệt quy mô và loại hình sản xuất thực phẩm. Qua đó, giúp cho tổ chức áp dụng thiết lập một hệ thống phòng ngừa có hiệu lực để ngăn chặn việc xảy ra các rủi ro ATTP.

    Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000:2018 được thiết kế dựa trên nền tảng của việc thực hành các nguyên tắc HACCP, GMP trong toàn chuỗi thực phẩm. Trong đó, việc nhận biết các quá trình trọng yếu, phân tích các mối nguy, xác định các điểm kiểm soát tới hạn… để thiết lập các biện pháp kiểm soát thích hợp kết hợp với thực hành và theo dõi sự tuân thủ được xem là những yếu tố then chốt dẫn đến thành công.

    Các yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 22000:2018

    4 Bối cảnh của tổ chức

    4 Context of the organization

    4.1 Hiểu tổ chức và bối cảnh của tổ chức

    4.1 Understanding the organization and its context

    4.2 Hiểu nhu cầu và mong đợi của các bên quan tâm

    4.2 Understanding the needs and expectations of interested parties

    4.3 Xác định phạm vi của hệ thống quản lý an toàn thực phẩm

    4.3 Determining the scope of the food safety management system

    4.4 Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm

    4.4 Food safety management system

    5 Sự lãnh đạo

    5 Leadership

    5.1  Sự lãnh đạo và cam kết

    5.1 Leadership and commitment

    5.2  Chính sách

    5.2 Policy

    5.3  Vai trò, trách nhiệm và quyền hạn trong tổ chức

    5.3 Organizational roles, responsibilities and authorities

    6 Hoạch định

    6 Planning

    6.1  Hành động giải quyết rủi ro và nắm bắt cơ hội

    6.1 Actions to address risks and opportunities

    6.2  Mục tiêu của hệ thống quản lý an toàn thực phẩm và hoạch định để đạt được mục tiêu

    6.2 Objectives of the food safety management system and planning to achieve them

    6.3 Hoạch định các thay đổi

    6.3 Planning of changes

    7 Hỗ trợ

    7 Support

    7.1 Nguồn lực

    7.1 Resources

    7.2 Năng lực

    7.2 Competence

    7.3 Nhận thức

    7.3 Awareness

    7.4 Trao đổi thông tin

    7.4 Communication

    7.5 Thông tin dạng văn bản

    7.5 Documented information

    8 Thực hiện

    8 Operation

    8.1 Hoạch định và kiểm soát việc thực hiện

    8.1 Operational planning and control

    8.2 Chương trình tiên quyết (PRP)

    8.2 Prerequisite programmes (PRPs)

    8.3 Hệ thống truy xuất nguồn gốc

    8.3 Traceability system

    8.4 Chuẩn bị sẵn sàng và ứng phó các tình huống khẩn cấp

    8.4 Emergency preparedness and response

    8.5 Kiểm soát mối nguy

    8.5 Hazard control

    8.6 Cập nhật thông tin xác định các PRP và kế hoạch kiểm soát mối nguy

    8.6 Updating the information specifying the PRPs and the hazard control plan

    8.7 Kiểm soát việc giám sát và đo lường

    8.7 Control of monitoring and measuring

    8.8 Thẩm tra liên quan đến các PRP và kế hoạch kiểm soát mối nguy

    8.8 Verification related to PRPs and the hazard control plan

    8.9 Kiểm soát sự không phù hợp của sản phẩm và quá trình

    8.9 Control of product and process nonconformities

    9 Đánh giá kết quả thực hiện

    9 Performance evaluation

    9.1  Giám sát, đo lường, phân tích và đánh giá

    9.1 Monitoring, measurement, analysis and evaluation

    9.2  Đánh giá nội bộ

    9.2 Internal audit

    9.3  Xem xét của lãnh đạo

    9.3 Management review

    10 Cải tiến

    10 Improvement

    10.1  Sự không phù hợp và hành động khắc phục

    10.1 Nonconformity and corrective action

    10.2  Cải tiến liên tục

    10.2 Continual improvement

    10.3.  Cập nhật hệ thống quản lý an toàn thực phẩm

    10.3 Update of the food safety management system

    Lợi ích của chứng nhận ISO 22000:2018

    Cho dù không có quy định bắt buộc áp dụng, thì xu hướng lựa chọn chứng nhận ISO 22000 đối với doanh nghiệp thực phẩm vẫn trở nên rất phổ biến. Bởi vì bản thân tiêu chuẩn ISO 22000 đã bao gồm các yêu cầu của HACCP, ngoài ra còn bao gồm các yêu cầu về một Hệ thống quản lý chất lượng, vì vậy việc lựa chọn chứng nhận ISO 22000 có thể giúp doanh nghiệp kiểm soát một cách toàn diện các khía cạnh và quá trình liên quan đến an toàn vệ sinh thực phẩm.

    Một số lợi ích cụ thể khi áp dụng ISO 22000 như:

    • Chứng nhận hệ thống quản lý ISO 22000 giúp các doanh nghiệp chế biến, sản xuất thực phẩm kiểm soát được các mối nguy từ khâu nuôi trồng, đánh bắt, sơ chế, chế biến cho tới khi thực phẩm được sử dụng bởi người tiêu dùng, nhằm đảm bảo an toàn về thực phẩm 

    • Việc xây dựng và được chứng nhận ISO 22000 là bằng chứng rằng hệ thống quản lý an toàn thực phẩm hiệu quả được thiết kế, hoạt động và cải tiến liên tục một cách khoa học và được kiểm soát thường xuyên.

    • Đối với những doanh nghiệp áp dụng ISO 22000 sẽ được nhìn nhận là có hệ thống quản lý an toàn thực phẩm quốc tế, tạo được lợi thế cạnh tranh cao, đặc biệt tạo điều kiện thuận lợi cho việc xuất khẩu sang các thị trường khó tính trên thế giới. (Giấy chứng nhận ISO 22000 nằm trong bộ hồ sơ đăng ký FDA cho cơ sở thực phẩm)

    • Giảm tối đa nguy cơ sai lỗi và chi phí rủi ro liên quan tới an toàn thực phẩm: Khi áp dụng ISO 22000, các Doanh nghiệp đều phải đảm bảo thực hiện các Chương trình tiên quyết (GMP, SSOP...) nhằm hạn chế các mối nguy đối với thực phẩm, phải xây dựng một hệ thống kiểm soát bao gồm: các quá trình, thủ tục kiểm soát, hệ thống văn bản hỗ trợ...qua đó giảm chi phí lãng phí do sản phẩm hư hỏng, sai lỗi.

    • Thỏa mãn nhu cầu chất lượng và an toàn ngày càng cao của khách hàng: Một doanh nghiệp trong chuỗi cung cấp thực phẩm áp dụng và đạt được chứng chỉ ISO 22000 được nhìn nhận là một đơn vị có hệ thống quản lý tốt an toàn vệ sinh thực phẩm và đảm bảo cung cấp các sản phẩm thực phẩm an toàn, chất lượng cho người tiêu dùng.

    • Thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng về chất lượng và an toàn thực phẩm

    • Được xem xét miễn, giảm kiểm tra một số thủ tục pháp lý khi có giấy chứng nhận ISO 22000 (ví dụ: giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm).

    Các doanh nghiệp áp dụng ISO 22000

    Tiêu chuẩn ISO 22000 có thể áp dụng cho tất cả các loại hình doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trong chuỗi cung cấp thực phẩm không phân biệt quy mô, bao gồm:

    • Các nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi, sản xuất thức ăn gia súc, sản xuất của các thành phần thực phẩm.

    • Doanh nghiệp chế biến các mặt hàng thực phẩm: rau củ quả, nước uống, gia vị...

    • Các nhà sản xuất thực phẩm.

    • Các nhà bán lẻ.

    • Các nhà cung cấp dịch vụ ăn uống, thực phẩm chức năng.

    • Bảo quản thực phẩm.

    • Doanh nghiệp cung cấp thiết bị cho ngành công nghiệp thực phẩm.

    • Các doanh nghiệp cung cấp bao bì cho ngành công nghiệp thực phẩm và nguyên liệu tiếp xúc thực phẩm khác.

    • Các nhà máy sản xuất thức ăn gia súc.

    • Hệ thống siêu thị, bán buôn, bán lẻ

    TCVN 22000:2018 là Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm của Việt Nam tương đương với ISO 22000:2018

    QNQ.vn

    Bình luận

    SẢN PHẨM & KHÓA HỌC TIÊU BIỂU