• Thông tin hữu ích

    Hướng dẫn chăm sóc cây mai sau Tết
    Thứ hai, 09:33 Ngày 10/02/2020

    Sau thời gian chơi Tết, cây mai bắt đầu tàn và cần được chăm sóc tốt để tạo nền tảng cho cây ra hoa vào dịp cuối năm sau. Bón phân và phòng trừ sâu bệnh đúng cách là cơ sở để hoa mai nở đúng theo ý mình. Cùng chia sẻ cách chăm sóc cây mai sau Tết để Tết năm sau, hoa mai lại nở rực rỡ nhé.

    Một số điều cần biết về cây mai ngày Tết

    Cách chăm sóc mai sau Tết là một công việc mang tính nghệ thuật. Điều quyết định để áp dụng phương pháp chăm sóc mai đúng cách phụ thuộc vào từng loại mai khác nhau. Nhìn chung, mai vàng đang có ba cách trồng phổ biến nhất đó là cây mai chậu chưng trong nhà, cây mai chậu chưng ngoài sân và cây mai trồng đất. Với mỗi loại, chúng ta lại có những cách chăm sóc và phục hồi với kỹ thuật khác nhau.

    Mai trang trí mấy ngày tết thường bắt đầu nở từ ngày 26 tết trở đi và rộ từ ngày 30 đến mồng 1 và kéo dài đến hết mồng 6 hoặc mồng 7 được xem là mai nở tết đúng chuẩn nhất mà ai cũng mong muốn. Thế nhưng, chính việc để mai quá nhiều trong nhà - nơi không có ánh sáng chiếu tới là nguyên nhân khiến cây mai không thể quang hợp được, lá cây yếu và màu sắc sẽ nhợt nhạt đi rất nhiều. Hơn nữa, nhiều gia đình không chú ý chăm sóc, chỉ đổ một chút nước hoặc thậm chí là tưới cả nước ngọt hoặc bia vào gốc mai sẽ ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của mai sau này.

    Một số điều cần biết về cây mai ngày Tết.

    Hầu hết mai đều bị phun thuốc kích thích ra hoa, giữ hoa khiến cho sinh lý của mai không ổn định. Trong những ngày tết, mai phải dồn tối đa nhựa để nuôi hoa cộng với trong một tuần liền phải sống trong điều kiện thiếu thốn nên mai bị kiệt sức, nếu bạn không chăm sóc tốt thì có thể sang năm cây mai sẽ không ra hoa nữa. Do vậy, chăm sóc hoa mai khi mới mua về hết sức quan trọng, không chỉ giúp điều chỉnh hoa nở đẹp đúng độ mà còn góp phần quan trọng trong việc quyết định sự sinh trưởng và phát triển nếu bạn muốn sử dụng vào những năm sau.

    Cách chăm sóc cây mai sau Tết 

    Sau tết, bạn hãy đưa những chậu mai chưng trong nhà ra ngoài càng sớm càng tốt, nhưng không được đặt dưới ánh nắng trực tiếp quá gay gắt sẽ khiến cây rất dễ bị cháy lá, vị trí thích hợp nhất là hãy để cây trong bóng râm có độ chiếu sáng vừa phải. Khi bạn chuyển mai ra ngoài cần ngắt bỏ toàn bộ hoa và nụ mai để cây có thể tập trung chất dinh dưỡng nuôi cây. Đối với cây mai chưng ở ngoài sân hoặc trồng ở đất thường sinh trưởng và phát triển dễ dàng hơn khi ở trong nhà bởi chúng quen với môi trường bên ngoài rồi nên bạn không cần phải chăm sóc quá nhiều hay quá kỹ như ở trong nhà. Khi đã đưa mai ra ngoài, bạn bắt đầu tiến hành các công đoạn dưới đây:

    Tỉa cành và thay đất cho mai:

    Tỉa cành cây cần được thực hiện sớm, thời gian tốt nhất là trước ngày 15 âm lịch và chậm nhất là ngày 20. Thông thường sẽ phải cắt bỏ 1/3 cành mai, nhưng tùy theo hình dạng và kích thước của cây mai mà bạn chọn cách tỉa cho phù hợp, có thể tỉa theo dáng cây thông - cành trên ngắn hơn cành dưới.

    Công đoạn tỉa cành cho mai là hết sức quan trọng, một lưu ý nhỏ nữa bạn cần nhớ là tỉa đều các cành, bởi nếu cành nào không được tỉa sẽ bị nấm bệnh và tất nhiên hoa không ra nhiều bằng các cành được tỉa. Ngoài ra, cách tỉa mai vàng càng gần thân cây thì càng kích thích sự phát triển tốt hơn của hoa mai sau tết.

    Trước hết chúng ta cần quan sát tổng thể cây một cách kỹ càng về: hướng, cấu trúc phân cành, hình dạng kích thước lá… Vì vậy, phải căn cứ vào hình dáng bên ngoài của thân cây cảnh, kết hợp với đồ sáng tạo của mình, mà ta chọn mặt ngắm đẹp nhất. Đồng thời phải xem xét tới quan hệ tương hỗ giữa thân chính và các chạc cây, để quyết định thế phát triển của cây.

    Cành mọc từ gốc và cành vượt cần phải cắt

    Cành mọc từ gốc và cành vượt cần phải cắt. Đối với các cành lớn, dùng cưa cắt cành để cắt tại vị trí đã định, vết cắt phải phẳng, nhẵn, sau khi cắt dùng keo liền sẹo bôi lên vết cắt để cây mau liền sẹo và chống vi sinh vật gây hại xâm nhập.

    Lưu ý: Nên bôi keo liền sẹo hoặc bôi vôi lên vết thương sau khi cắt.

    Bôi vết cắt bằng keo liền sẹo

    Thay đất cho cây mai:

    Sau tết là thời gian lý tưởng để thay chậu và thay đất cho cây mai, hoặc khoảng hai ba năm sau khi mai sử dụng và sinh trưởng trên loại đất đó thì nên thay thế bằng loại đất mới. Việc làm này nhằm bổ sung hàm lượng Kali và hàm lượng đạm cần thiết cho cây trồng. Bạn nên phủ một lớp cát và phân hữu cơ bao trùm toàn bộ mặt, sau đó cho một ít lớp chất trồng vào rồi mới tiến hành cho cây vào nén chặt. Có thể bổ sung thêm chất hữu cơ hoai mục hoặc phân hữu cơ lên men như Thổ Kim Nông.

    Kết quả hình ảnh cho thay đất cho mai

    Thay chậu mai sau tết

    Bón phân, chăm sóc cho mai

    Sau khi vừa thay đất, tuyệt đối không bón phân vì khi đó bộ rễ không thể hấp thụ được phân, thậm chí phân có thể làm hỏng bộ rễ. Chỉ với số phân bón lót Thổ Kim Nông hoặc phun lên lá dinh dưỡng QNQTONIC (B1) cho tới khi thấy lộc non phát triển thì chuyển qua giai đoạn bón thúc cho mai.

    Trong giai đoạn bón thúc là giai đoạn quan trọng nhất quyết định tới sự phát triển của cây mai và sự ra nụ cho vụ tết năm sau. Theo kinh nghiệm của người trồng mau lâu năm thì bón thúc phân hữu cơ dạng nước là phù hợp nhất cho cây mai. Một sản phẩm tiêu biểu cho nhóm này là phân hữu cơ lên men từ trứng QNQTAMIN.

    Do đó, việc hiểu biết về nhu cầu dinh dưỡng  và cách bón phân cho giai đoạn này mang yếu tốt quyết định. Tháp dinh dưỡng QNQNUTRI là một giải pháp tuyệt vời cho vấn đề này...

    Phòng ngừa sâu bệnh cho mai vàng

    Mai vàng cũng thường hay gặp một số dịch hại phổ biến nhất là nhên đỏ, bọ trĩ, rệp và một số bệnh như gỉ sắt, nấm hồng, chết cành...

    Có nhiều cách để phòng ngừa dịch hại. Tuy nhiên, giải pháp được khuyến cáo là dùng các biện pháp canh tác hữu cơ, kết hợp với việc tưới nước hợp lý cho mai để cây mai phát triển khỏe và hạn chế dịch hại.

    Trường hợp nếu dịch hại tấn công thì có thể sử dụng các thuốc sinh học như dầu QNQneem có thể chế ngự được hầu hết sâu hại mai, nhất là nhện đỏ, bọ trĩ, rầy rệp. Đối với bệnh hại chỉ cần phòng ngừa định kỳ bằng men vi sinh TRICHO-BIOU là đã hạn chế tối đa bệnh hại cây mai. Trường hợp bị nặng mới dùng các thuốc BVTV.

    Kính chúc mọi người có một mùa mai tết như ý!

    Hãy liên hệ với chúng tôi nếu có bất kỳ câu hỏi hay thắc mắc gì.

    Sưu tầm và biên soạn - BQT QNQ

     

    Bình luận

    SẢN PHẨM & KHÓA HỌC TIÊU BIỂU